trung tâm của cái vòng ấy (hoàn trung) để chịu đây chịu đó. Chỗ trung tâm
ấy, gọi là Đạo xu (cốt của bánh xe Đạo). "Thánh nhân vì chỗ hòa mà nói thị
nói phi, rồi đứng yên nơi Thiên Quân, đó gọi là lưỡng hành". Lưỡng hành
là "không rời khỏi thị phi, mà lại vượt thoát khỏi thị phi".
Thánh nhân đối với thị phi có hai cách cư xử:
đối với mình, thì tâm trí hợp nhất, chỉ thấy có cái sống một mà không thấy
có thị phi.
đối với người, thì biết phải quấy là hai lẽ tương đối nương nhau mà có, nên
cứ đứng yên nơi trục quân bình để mà hòa với mọi người, tức là chỗ mà
Trang tử gọi là "triêu tam mộ tứ".
***
Nếu bảo rằng không có cái phải nào là tuyệt đối, tại sao Trang tử lại bài bác
chế độ luân- lý của người đương thời, há không phải đó là tự mâu thuẫn với
mình sao? Không, Trang tử có bao giờ cho rằng có một cái Phải nào là cái
Phải tuyệt đối để làm mẫu cho mực cho thiên hạ loài người đâu! Sở dĩ có
bài bác chăng là bài bác cái óc thiên tư độc đoán cho rằng chỉ có mình là
Phải mà thiên hạ đều Quấy, và cái Phải hay cái Quấy chỉ là một trạng thái
tạm thời và luôn luôn phản biến bất thường, không thể dụng tư tâm đem cái
quan niệm về điều Phải lẽ Quấy của riêng mình mà bắt cả thảy thiên hạ
cùng theo, và nhân đó làm cho con người thống khổ. Vậy chứ cái mà thiên
hạ thường gọi là lo đời chẳng phải là lo đem thiên hạ vào cùng một khuôn
tư tưởng như mình sao? Và "hễ đồng với ta, cho ta là Phải, không đồng với
ta, cho ta là Quấy", hay nói một cách khác, kẻ nào không cùng với ta, là
nghịch với ta. Thiên hạ từ xưa đến nay sở dĩ mà loạn, là vì phần nhiều ai ai
cũng tưởng cái Phải của mình là tuyệt đối, nghĩa là chỉ có mình là phải.
Không thế, thì sao có những chế độ độc tài đã làm điêu linh thống khổ thiên
hạ!
***
B. Sự bình đẳng giữa Sống và Chết
Bình đẳng giữa thị phi… đưa ta đến một vấn đề không kém quan trọng
hơn: vấn đề Sống Chết.
Theo Trang tử thì trong Trời Đất, chỉ có một cái Sống mà thôi, tức là cái