NAM HOA KINH - Trang 110

mà kiếm chim quay. Giá như cái xương cùng của tôi hóa thành bánh xe, lấy
cái thần hồn tôi làm con ngựa thì tôi sẽ nhân đó mà cỡi lên, há còn phải đợi
xe ngựa nào nữa. Vả đắc là thời, thất là thuận. An thời xử thuận thì buồn
vui làm sao vào đặng cõi lòng".
Tóm lại, bậc chân nhân ngày xưa "không ham sống, không ghét chết", ra
không vui, về không buồn, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi… luôn
luôn "an thời xử thuận" vì vậy mới giải quyết được dứt khoát vấn đề sinh
tử.
***
C. Ta và vật bình đẳng
"Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự
thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy
mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao
là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật
hóa".
***
"Không biết Châu chiêm bao là Bướm, hay Bướm chiêm bao là Châu?"
Một câu hỏi có thể bao trùm được cả vấn đề "vật ngã bình đẳng". Sự hỗn
hợp giữa Ta (Trang Châu) và Vật (con bướm) hồn nhiên đến không thể biết
đâu là thực, đâu là mộng. Và như vậy, mộng cũng là thực, thực cũng là
mộng, và Ta cũng là Vật, Vật cũng là Ta. Ta và Vật là một.
Ngoài sự bình đẳng của thọ yểu, lớn nhỏ, nên hư, há chẳng phải đều do đây
mà ra cả hay sao?
***
Người ta thường bảo thiên Tề- Vật- Luận là một thiên tinh thâm kỳ diệu.
Nhưng chỗ tinh thâm nhất là ở đọan đầu của thiên, tức là chỗ mà Tử Kỳ
giảng cho Nhan thành Tử Du về cái ý nghĩa của "Thiên lại", "địa lại",
"Nhân lại".
Nhân lại là "sáo người"… Tiếng sáo tuy có cao thấp, dài ngắn khác nhau,
mà tựu trung chỉ do một hơi thổi vào mà gây nên: tùy lỗ hổng lớn nhỏ gần
xa mà phát ra đủ loại âm thanh khác biệt. Hơi thổi đó (mà Tử Kỳ gọi là gió,
đối với Địa lại) tức là Đạo, động cơ duy nhất gây thành muôn điệu âm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.