thanh, cũng như vạn vật.
"Hơi thổi" của nhạc công, cũng như "gió thổi" mà im bặt, thì cả thảy "sáo
người", "sáo đất" sẽ cùng im lặng, không còn có gì cả. Cho nên "hơi thổi"
hay gió thổi là cái chính, tuy không thấy, nhưng mà có. Trái lại, âm thanh
muôn điệu ồn ào, tuy có mà kỳ thật là không.
Chương Tề- Vật- Luận, chung quy là để giảng về một chữ Hòa. Sáo, là
nhạc; Nhạc, là điều hòa tất cả những gì mà riêng ra, không thể hòa nhau mà
lại còn chống đối nhau là khác, như những giọng cao giọng thấp, tiếng thô
tiếng trong, tiếng dài tiếng ngắn… Sự vật tuy khác nhau, chống đối nhau
như thị phi, thiện ác… thế mà lại hòa nhau, nên mới gọi là đồng nhau, và
đặt tên là Tề Vật. Trang tử dùng "nhân lại" để dẫn qua "địa lại" và nhân
"địa lại" mà bàn qua "thiên lại". "Thiên lại" là yếu điểm của toàn thiên: sự
điều hòa của tất cả mọi bất đồng mâu thuẫn trên đời.
Giảng rộng thiên nầy, thiên Thu Thủy viết: "Hải Thần nói:" Cùng ếch giếng
không thể nói biển đặng: nó chỉ biết có cái hang nó mà thôi. Cùng con
trùng mùa hạ, không thể nói băng tuyết đặng: nó chỉ biết có cái mùa của nó
mà thôi! Cùng bọn khúc- sĩ không thể nói Đạo đặng: họ bị trói buộc trong
giáo lý của họ. Nay ng ơi ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà biết xấu hổ.
Vậy thì, nói đại- lý với ngư ơi đ ợc.
Dưới trời, nước không đâu nhiều hơn biển. Đó là nơi muôn sông chảy về,
không biết bao giờ thôi, mà không hề đầy; rồi nư ớc biển lại chảy vào các
sông không biết bao giờ ngưng, mà không hề vơi. Xuân, Thu chẳng biến-
đổi nó, mà thủy- hạn nó cũng chẳng cần biết đến làm gì. Hơn rạch sông
không biết l ợng- số nào kể, mà ta ch a từng cậy đó là nhiều, là vì tự sánh với
Trời Đất, Âm D ơng, thì ta có khác nào một viên đá nhỏ, một gốc cây gầy
trong dãy núi to! Đã rằng là ít, sao thấy mình nhiều? Bốn biển ở trong Trời
Đất phải chăng cũng chỉ là những hang nhỏ ở trong chầm lớn hay sao?
Trung Quốc nằm trong bốn biển cũng chẳng giống hạt lúa ở trong kho lớn
hay sao? Vạn- vật, lấy số muôn mà nói, thì ng ời chỉ đ ợc số một mà thôi!
Lấy chín châu, nơi lúa thóc sinh sản xe thông hành, thì ngư ời cũng không
qua số một. Vậy, người đối với Vạn- vật, khác nào một sợi lông trên mình
ngựa. Chỗ liên- hiệp của Ngũ- Đế, chỗ tranh giành của Tam- Hoàng, chỗ lo