E. Chi Ly Vô Thần vào thuyết Vệ Linh Công. Linh Công ưa thích đến đỗi
nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu!
Ứng Ánh Đại Anh vào thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công ưa thích đến đỗi
nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu![xix]
Cho nên Đức mà hơn người có thể làm cho quên hẳn được hình hài. Người
ta (trái lại) không biết quên cái nên quên (hình hài) mà lại hay quên cái
không nên quên (đức), đó mới là thật quên. Bởi vậy, Thánh nhân có chỗ để
mà tụ lại[xx]; hiểu rằng Trí là mầm của tội ác[xxi] thệ ước là keo sơn,
đức[xxii] là nối tiếp, công là buôn bán. Thánh nhân không mưu tính, thì
dùng chi đến Trí? Không đẽo gọt thì dùng chi đến keo? Không mất tính thì
dùng chi đến đức? Không bán chác thì dùng chi đến buôn? Bốn cái đó là
"Trời nuôi". Trời nuôi, tức là trời cho hấp thụ (cái món ăn của trời). Đã
được Trời nuôi, cần gì dùng đến nhân tạo nữa! Thánh nhân có cái hình của
người mà không có cái tình của người. Có cái hình của người nên mới cung
một đàn với người. Không có tình của người, nên thị phi mới không động
được lòng. Cùng một đàn với người là việc nhỏ, mà riêng cùng làm một với
Trời là việc lớn vậy!
G. Huệ tử vị Trang tử viết:
"Nhân cố vô tình hồ?"
Trang tử viết: Nhiên!
Huệ tử viết: Nhân nhi vô tình, hà dĩ vị chi nhân?
Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo, thiên dữ chi hình, ô đắc bất vị chi nhân?
Huệ- tử viết: Ký vị chi nhân ô đắc vô tình?
Trang tử viết: thị phi ngô sở vị tình dã, ngô sở vị vô tình giả, ngôn nhân chi
bất dĩ hảo ác nội thương kỳ thân, thường nhân tự nhiên nhi bất ích sinh dã.
Huệ- tử viết: Bất ích sinh[xxiii], hà dĩ hữu kỳ thân?
Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo thiên dữ chi hình, vô dĩ hảo ác nội thương kỳ
thân. Kim tử ngoại hồ tử chi thần, lao hồ tử chi tinh, ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo
ngô nhi minh, thiên tuyển tử chi hình, tử dĩ kiên bạch[xxiv] minh.
DỊCH NGHĨA:
G. Huệ- tử gọi Trang tử, bảo:
Người ta không có tình hay sao?