Đạt- Sinh
Sơn- Mộc
Điền- Tử- Phương
Trí- Bắc- Du
Tạp- thiên gồm có 11 thiên:
Canh- Tang- Sở
Từ- Vô- Quỷ
Tắc- Dương
Ngoại- Vởt
Ngụ- Ngôn
Nhượng- Vương
Đạo- Chích
Duyệt- Kiếm
Ngư- Phụ
Liệt- Ngữ- Khẩu
Thiên- Hạ
Sự phân biệt chương thứ như trên, phần đông các học giả đều cho rằng
không phải do chính tay Trang tử sắp đặt, mà do người sau an bài.
Tô- Đông- Pha, trong Trang tử Từ Đường Kỷ cho rằng" phân biệt các
chương, đặt tên các thiên là do nơi thế tục, không phải bản- ý của Trang
tử".
Còn Đường- Lan, trong Lão Đam Đích- Tánh- Danh Hòa niên đại khảo và
Cổ- sử biện thì cho rằng" sự phân- biệt Nội, Ngoại và Tạp thiên đều là do
tay của Lưu- Hướng cả".
Căn cứ vào văn- thái và văn- mạch mà xem, thì thấy chỉ có Nội- thiên là
biểu- thị được chỗ trọng- yếu của học thuyết Trang tử mà thôi. Còn Ngoại-
thiên và Tạp- thiên, thì phần nhiều rời rạc và chỉ bàn đi bàn lại những tư
tưởng đã phô- diễn ở Nội- thiên mà thôi.
Phàm nghiên cứu về một học- thuyết nào, sự tìm tài- liệu chính- xác và
phê- bình tài- liệu là vấn đề quan trọng nhất. Có được như thế thì sự nghiên
cứu của ta mới được chính- đính, khỏi sự xuyên tạc và bất công, mang tội
vu oan cổ nhân.