***
Đối với Nội- thiên, học giả phần đông đều nhìn nhận rằng rất có thể đều do
chính tay Trang tử viết ra.
Nhưng Đường- Lan cho rằng, riêng chương Tử- Tang- Hộ ở thiên Đại
Tông- Sư không giống với mấy chương trước mà gọi ngay Khổng- tử.
Riêng tôi, cũng hoài nghi chương này, là vì trong thiên Đại- Tông- Sư, tư
tưởng của Trang tử rất thuần nhất đối với vấn- đề Sanh- Tử. Trang tử cho
rằng Sanh- Tử là một thiên về cái nghĩa của Sanh- tử. Tử Tang- Hộ chết,
hai người bạn đánh đàn và ca bên xác Tang- Hộ:" Than ôi! Tang- Hộ!
Than- ôi! Tang- Hộ! Đó trở về cái chân, còn chúng ta còn là người! Ôi!".
Thế là tự tiếng ca ấy, ta thấy những người này mừng cho Tang- Hộ, mà
riêng buông cho mình còn phải sống làm người. Như vậy, ta thấy toàn
chương biểu thị cái ý" vui chết buồn sống", rất trái với ý tưởng của Trang
tử ở Tề- Vật cùng những chương khác ở thiên Đai- Tông- Sư nữa.
Vậy, riêng một chương nầy, tôi tin rằng không phải của Trang tử viết ra, và
kẻ phân thiên chương vì xem xét không kĩ nên chép lầm vào đây. Ta nên bỏ
hẳn chương nầy và sắp nó qua Ngoại hay Tạp thiên.
Thiên Nhơn- Gian- Thế cũng đáng hoài nghi là ngụy- thơ nữa. Là vì thế- tài
chung của Nội- thiên không giống với thiên nầy. Trong các thiên khác ở
Nội- thiên thì đều có luận, có dụ.
Như ứng- Đế- Vương thì có trước dụ, sau luận, Đại- Tông- Sư thì trước
luận, sau dụ. Đức- Sung- Phù thì trước dụ, sau luận; Dưỡng- Sinh- Chú thì
trước luận, sau dụ. Chỉ như hai thiên Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận thì
dụ và luận giao lẫn nhau hồn nhiên như một thể. Như vậy ta thấy rằng ở
Nội thiên, văn pháp tới lui có quy- tắc lắm.
Duy có Nhơn- Gian- Thế thì không phải vậy nữa:
Chương thứ nhất: nói về chuyện Nhan- Hồi muốn du- thuyết Vệ- Quân, hỏi
ý nơi Khổng- tử.
Chương thứ hai: chuyện giữa công- tử Cao đi xứ nước Tề.
Chương thứ ba: chuyện giữa Nhan- Hạp và Cừ- Bá- Ngọc.
Chương tgứ tư: chuyện người thợ mộc tên Thạch qua nước Tề gặp cây lịch-
xã.