NAM HOA KINH - Trang 37

rằng Phật giáo không phải là không có ký, khi họ đề xướng thuyết" sanh,
lão, bệnh, tử: khổ" người tự do không những không bị ràng buộc về pháp
luật, luân lý, chế độ, xã hội bên ngoài, mà cũng là người không còn sợ già,
sợ bệnh, sợ chết nữa.
Già không đáng sợ. đáng sợ là nên sợ cái già mà đầy bệnh tật. Vì vậy,
người ta muốn được hạnh phúc, cũng phải biết lo đến phép dưỡng sinh.
Người mạnh khỏe không sợ già, cũng không sợ chết nữa. Trong mọi tai
họa, tai họa đáng sợ nhất của con người là tật- bệnh. Người hay đau yếu,
bệnh tật là người dễ sa vào ích kỷ: thường săn sóc săm soi đến thân thể nên
dễ đem lòng quyến luyến và yêu thương. Lão tử cũng đã có nói:" Ngô sở dĩ
hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn!"
(Chương 13 Đạo- Đức- Kinh) . Cho nên, dưỡng sinh là thuật làm cho mình
luôn luôn mạnh khỏe, để mà không có cơ hội thiết tha nghĩ đến thân thể của
mình.
Người xưa có nói:" Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó
là chân hạnh phúc của con người. Có được một thân thể không đau, thì tinh
thần mới không loạn; nhưng thường khi, nhờ có một tinh thần không loạn,
mới có được một thân thể không đau. đó là hai điều không thể rời nhau:
ảnh hưởng của vật chất đối với tinh thần va ảnh hưởng của tinh thầ đối với
vật chất. Nhưng bàn về phần cao nhất của phép dưỡng sinh thì người Đông
phương coi trọng phần ảnh hưởng của tinh thần hơn.
"Điềm đạm hư vô,
Chân khí tùng chi,
Tinh thần nội thủ,
Bệnh an tùng lai."
(Hoàng- Đế Nội- Kinh)
(Chương Đạo- Sinh)
Thượng- Cổ Thiên- chân luận
***
Ở thiên Dưỡng- sinh- Chủ, Trang tử nói:" Ngô sinh đã hữu nhai, nhi tri đã
vô nhai. Dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ!" (Sinh lực của ta thì có hạn, mà
nỗi lo nghĩ ưu lự thì vô hạn, là nguy vậy!) . Vì vậy mà phép dưỡng sinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.