quả của những kẻ muốn dùng luật pháp, luân lý để mà điền chế tư tưởng
hành vi của thiên hạ.
Bởi thế, Trang học cực lực phản đối cái cách " lấy trị mà trị thiên hạ" (dĩ trị,
trị thiên hạ) . Muốn khiến cho thiên hạ được trị, không chi bằng" lấy sự
không trị, mà trị thiên hạ" (dĩ bất trị, trị thiên hạ) . Thiên Tại- Hựu nói:" Ta
nghe phòng và giữ thiên hạ, chứ không nghe chuyện trị thiên hạ. Phòng, là
sợ thiên hạ đắm đuối mà mất tánh; giữ là sợ thiên hạ dời đổi mà mất đức.
Thiên hạ mà không đắm đuối đến mất TánThiên, không dời đổi đến mất
Đức, thì sao lại có chuyện trị thiên hạ?" Dù sao đi nữa, bất đắc dĩ mà phải
dùng đến luật pháp, luân lý, chính trị, chế độ… thì luật pháp, luân- lý,
chính trị, chế độ cũng phải có mục đích duy nhất nầy là phụng sự cho cá
nhân, chứ không được đem" Người mà giết Trời, đem nhân tạo mà giết
thiên nhiên…"
Lão tử và Trang tử đều chủ trương" Vô vi nhi trị", một chế độ không có chế
độ, một chánh thế không có chánh thế, nhưng mỗi người theo những lý do
riêng.
Lão tử thì nhấn mạnh về Đạo, và vấn đề phản- phục:" Phản giả Đạo chi
động". Còn Trang tử thì nhấn mạnh về sự phân biệt giữa thiên nhiên và
nhân tạo:" người không được giết Trời, nhân tạo không được lấn thiên
nhiên", vì làm thế là làm cho nhân dân thống khổ: không phát triển được tự
do Bản tánh của mình.
***
E. Vấn đề Hạnh- Phúc tương đối và tuyệt đối:
Cái hạnh phúc nói trên đây, chỉ là một thứ hạnh phúc tương đôi, vì nó còn
phải có điều kiện, nghĩa là còn phải tùy thuộc vào cái gì. Thật vậy, người ta
sở dĩ có được hạnh phúc là khi nào được tự do sống theo bản tánh của
mình.
Như vậy, xã hội, chế độ… như đã nói trên, chỉ là một trong những điều
kiện không thuận tiện cho sự phát triển tự do bản tánh con người trên con
đường hạnh phúc.
Cũng có nhiều trở ngại khác không kém quan trọng khiến cho ta khó thực
hiện được hạnh phúc, là vấn đề" lão", "bệnh", và "tử". Như vậy, ta thấy