chiếm địa vị khá quan trọng trong học thuyết Trang tử và về sau phái Đạo
gia lại khai thác nó lập ra thành một học phái đặc biệt là phái" trường sinh
cửu thị".
***
Nhưng, mối băn khoăn lo sợ nhất làm cho con người thương- sinh (8) và đã
biến con người thành con vật đau khổ nhất đời là lòng ham sống sợ chết
(tham sinh úy tử) .
Ta hãy nhìn kỹ chung quanh, xem sự bành trướng mạnh mẽ của tôn giáo thì
đủ rõ vấn đề sinh tử là quan trọng đến bực nào! Người hoàn toàn tự do là
người thoát khỏi cái tâm trạng" tham sinh úy tử", người biết nhìn thấy sinh
tử là Một. Sự băn khoăn lo sợ sự sống chết sẽ giảm được hoặc dứt đi nếu ta
hiểu rõ được cái lý của sống chết. đó là cái phép" lấy Lý mà hóa Tình" của
Trang tử.
***
Thiên Dưỡng- sinh- chủ nói:" Lão Đam chết. Tần Thất đến điếu, khóc ba
tiếng, rồi đi ra. đệ tử hỏi:" Ông không phải là bạn của phu tử hay sao?
Phải.
Vậy thì, điếu như thế là phải hay sao?
Phải. Trước kia ta xem Lão Đam là bạn ta. Nay xem lại đó, thì không phải
nữa. Lúc ta vào điếu, thấy có già khóc đó như cha khóc con; trẻ khóc đó
như con khóc mẹ. đó là tròn thiên tánh, già thêm tình và quên chỗ mình tọ
lãnh của tạo hóa. Cổ nhơn gọi đó là hình- khổ của sự trốn thiên tánh. Phụ tử
vui mà đến, là thời; vui mà đi, là thuận. An thời xử thuận thì buồn vui làm
sao vào đặng cõi lòng. Cổ nhơn gọi đó là" huyền giải".
Trong Trời Đất, chỉ có một cái" Sống", cái" Sống" không sinh không tử.
Sống Chết chỉ là cái hình thức của một cuộc biến hóa của cơ Đại Hóa của
Trời Đất. Cái" Sống" ấy chính là cái mà Lão tử gọi"tử nhi bất vong giả thọ"
(chết mà không mất) .
Hình thức này mà có mất đi, thì cái" Sống" ấy lại đi về một chỗ khác. Cũng
như trong một thân cây, lá này rụng, thì cái sống trong lá cây" trở về" trong
thân cây mà sanh ra lá khác, cùng hoa trái khác…cái mà ta gọi là sống chết
đây, chỉ là một sự " thành, hủy" của một trạng thái trong vạn hóa của Trời