bánh xe, hóa thần hồn ta làm con ngựa thì ta nhân đó mà cưỡi, há còn đợi
xe ngựa nào nữa? Vả" đắc" là thời," thất" là thuận. An thời xử thuận thì
buồn vui làm sao vào đặng cõi lòng!" Vì vậy, bậc chân- nhân xưa" không
ham sống, không ghét chết, ra không vui, vào không sợ, thản nhiên mà đến,
thản nhiên mà đi. (Đại- Tông- Sư) .
"Xưa, Trang Châu chiêm bao, thấy mình là bướm, vui phận làm bướm: tự
nhiên thích chí không còn biết Châu. Chợt tỉnh giấc, thấy mình là Châu.
Không biết Châu lúc chiêm bao là bướm, hay bướm lúc chiêm bao là
Châu? Châu cùng bướm ắt có phận định" (Tề- Vật- Luận) .
Bàn về vấn đề sinh tử mà lại dùng đến Thực và Mộng như chuyện Trang
Châu mộng hồ- điệp mà nói, thì thâm trầm sâu sắc không biết chừng nào!
Thật là văn chương huyễn- tướng lạ thường.
***
Theo Trang tử, muốn trấn tĩnh lòng cảm xúc của con người trước vấn đề
sinh tử, cũng như đối với tất cả mọi xúc cảm khác dễ làm cho ta thương
sinh, thì phải dùng đến phép" lấy Lý mà hóa Tình". Người trí thức, biết rõ
được chân tướng của Vũ Trụ, biết được chỗ phát sinh của sự vật là việc tất
nhiên… thì khi gặp việc sẽ không động cảm mà giữ được vẻ thản nhiên
trầm tĩnh bên ngoài cũng như bên trong. Không động cảm, là không bị trói
buộc, nghĩa là được tự do và hạnh phúc vậy. Tỉ như gió thổi ngói bay, rớt
nhằm một đứa trẻ hoặc một kẻ lớn. Đứa trẻ nóng giận, nguyền rủa và quy
tội cho miếng ngói vô tình; còn kẻ lớn, trái lại, biết là không lỗi nơi đâu cả,
cho nên không động cảm, không bực tức và nhờ đó mà chỗ đau cũng bớt
đau. Là vì, tri thức của người lớn biết rõ cái lý do của miếng ngói rớt, nên"
lấy Lý mà hóa Tình"," buồn vui vì đó mà không vào đặng cõi lòng!"
Trở lên là bàn đến hạnh phúc tương đối.
***
Còn muốn bàn đến hạnh- phúc tuyệt đối, thì phải bàn đến Tự- Do tuyệt đối.
Muốn đi đến hạnh phúc tuyệt đối, tức là Tự Do tuyệt đối, thì cần phải dùng
đến một thứ tri thức siêu đẳng để mà đạt đến chỗ Huyền- đồng cùng vạn
vật.
Thiên Tiêu- Diêu- Du, sau khi bàn về hạnh phúc tiêu diêu của chim Bằng,