cũng như của chim cưu, có nói đến Liệt- tử cỡi gió mà đi…" Liệt- tử cỡi
gió mà đi, đi một cách êm ái nhẹ nhàng, đi trọn mười lăm hôm mới về. Đó
sống trong chỗ chí phúc và người như ông dễ thường thấy có. Tuy khỏi
phải đi, nhưng còn phải chờ…" Chờ cái gì? Gió.
Như vậy, thì cái hạnh phúc của Liệt- tử cũng chưa được gọi là tuyệt đối, là
vì còn phải tùy một điều kiện khác ở ngoài.
Chỉ có những ai" thuận theo cái chánh của Trời Đất, nương theo cái biến
của lục- khí mà rong chơi trong cõi vô cùng; thì đó đâu còn phải đợi cái gì
nữa. Cho nên nói rằng: bậc chí nhân không thấy có mình, bậc thần nhân
không nhớ đến công trạng của mình, bậc thánh nhân không nghĩ đến tên
tuổi của mình." (Tiêu- Diêu- Du)
Trang tử, trên đây, tả hạng người hoàn toàn giải thoát, tức là người đã đạt
đến hạnh phúc tuyệt đối, bậc chí nhân đã huyền- đồng cùng tạo vật, nên
không còn thấy mình nữa. Họ là người đã vượt lên trên những cặp mâu
thuẫn mà thế nhân thường nhận thấy: phải quấy, vinh nhục, trước sau, cao
thấtử, lớn nhỏ, sanh tử… Họ là người đã giải quyết được sự mâu thuẫn to
tát nhất nơi họ: tình và lý, tâm và trí, nội và ngoại, nhĩ ngã. Không còn thấy
có" nhĩ", tức là không còn thấy có" ngã", họ là người đã đạt đến trạng thái"
vô- ngã". " Vô ngã", nên cũng" vô- công" và " vô danh".
Đã là" vô- kỷ", " vô công"," vô danh" nên họ đã là Một với Đạo." Đạo thì
không làm mà không có gì là không làm". Và nhân đó mà hành động của
họ không còn gọi là hành động của tư tâm tư dục nữa, mà là hành động của
Đạo, của Chân- thế, của Vô- Ngã. Hành động ấy là hành động" Vô- vi" của
Đạo nơi ta vậy.
***
Để đi đến sự Huyền- Đồng, bậc Chân- nhân phải" biết quên thị phi" (tri
vong thị phi) .
Theo nghĩa thông thường của thế nhân thì" biết" là " biết" bằng sự phân
biệt. Phải dứt bỏ lối nhận thức ấy để đi đến một thứ nhận thức siêu- đẳng
khác mà các nhà Đạo- học gọi là" tri bất tri, thượng" (9) .
Phùng hữu Lan gọi đó là" kinh nghiệm thuần túy" tức là kinh nghiệm của
Vô Tri Thức, và cũng là chỗ mà nhà Phật gọi là Hiện- lượng, Thiên- định,