Thiển- tọa, và về sau phái Thần- tiên của Đạo- giáo gọi là Tĩnh- tọa. Thuần
túy kinh nghiệm, là sự thực nghiệm Đạo ở bản thân, trong đó không còn
cần đến suy lụân, đối đãi… mà nhận thức trực tiếp Thực tại không chủ
khách, không nội ngoại vì những cặp đối đãi ấy đã đồng nhất, và đã biến
mất trong tâm mình rồi.
***
Thiên Đại- Tông- Sư có đoạn văn này:
" Nhan Hồi nói: Hồi được thêm!
Trọng- Ni hỏi: Là nghĩa gì?
Nhan Hồi nói: Tôi quên Nhân Nghĩa.
Trọng Ni nói: Được, nhưng mà chưa trọn.
Một hôm khác, lại ra mắt và nói:
Hồi được thêm.
Là nghĩa gì thế?
Hồi quân Lễ Nhạc.
Được, nhưng chưa trọn.
Một hôm khác nữa, lại ra mắt mà rằng:
Hồi được thêm.
Là nghĩa gì?
Hồi" ngồi mà quên" rồi.
Trọng Ni ngạc nhiên hỏi:
Ngồi mà quên, là thế làm sao?
Nhan Hồi nói: Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn.
đó gọi là" ngồi mà quên" (tọa vong) .
Trọng Ni nói:" Đồng, thì không còn tham muốn nữa; hóa, thì không thường
nữa. Quả Hồi là người hiền. Khưu nầy nguyện theo sau đó."
***
Chương đầu thiên Tề- Vật- Luận cũng có nói:
" Quách Tử- Kỳ ngồi dựa ghế, ngửa mặt hà hơi, bơ phờ như người mất bạn.
Nhan- Thành Tử- Du đứng hầu trước mặt, thấy vậy, hỏi:" Sao mà hình hài
có thể khiến được như cây khô, còn lòng thì có thể khiến được như tro lạnh.
Nay người ngồi trên ghế có phải là người ngồi trên ghế trước đây nữa