Ở thiên Thiên Địa có đoạn:" Hoàng đế đi chơi đến phía Bắc Xích Thủy, lên
gò Côn- lôn, trông về hướng Nam tìm đường trở về, thì bỏ rơi ngọc Huyền-
châu. Sai Trí đi tìm, nhưng không tìm ra. Sai Ly- Châu (rất tinh con mắt) đi
tìm, nhưng cũng không tìm ra. Sai Khiết- Cờu (người có tài hùng biện) đi
tìm, nhưng cũng tìm không ra. Bèn sai Tượng- Võng. Tượng- Võng tìm ra.
Hoàng đế nói: Lạ thay, chỉ có Tượng Võng mới tìm ra được ngọc Huyền-
châu sao!"
Tượng- Võng là cái "có hình mà thực ra không có hình" tức là ám chỉ cái"
Tâm hư không" trừu tượng siêu hình.
Cũng không thể dùng đến sách vở kinh điển mà tìm được Đạo, vì theo
Trang tử, đó cũng chỉ là những" cặn bã của cá nhân" (11) mà thôi.
Lý luận, biện thuyết đều vô ích cả, nó chỉ làm cho lòng ta thêm tăm tối, cho
thần minh mờ ám.
" Nhiễm Cầu hỏi Trọng Ni:
Có thể nào biết được cái có trước Trời Đất không?
Trọng Ni nói: Được! Xưa cũng như bây giờ (12)
Nhiễm Cầu rút lui, không hỏi nữa.
Qua ngày hôm sau, lại ra mắt mà rằng:
Hôm trước tôi hỏi: có thể nào biết được cái có trước Trời Đất chăng? Thì
thầy dạy rằng: Được. Xưa cũng như nay. Trước kia, tôi tưởng là tôi đã hiểu,
nhưng hôm nay thì lại cảm thấy mù mịt. Dám xin hỏi ý Thầy nói như thế
nào?
Trọng Ni nói: Hôm trước ngươi hiểu rõ là vì đã dùng đến cái thần minh mà
nghe. Nay lại cảm thấy mịt mù là vì đã dùng đến cái không phải thần minh
mà cầu hiểu. (Trí Bắc Du)
Cái mà Trang tử gọi" Thần" là ám chỉ cái khiếu biết tự nhiên (một thứ trực
giác phát tự cái tâm" hư") , cho nên mới hiểu rõ liền. Về sau, vì dùng cái lý
luận giả tạo chấp nối của lý trí, nên lòng thông cảm tự nhiên của trực giác
mờ đi. " Học giả, học kỳ sở bất năng học (…) ; biện giả, biện kỳ sở bất
năng biện" (13) . Cái học mà Trang tử khuyên ta là" cái học mà không sao
học được"; còn có biện luận thì" hãy biện luận cái không sao biện luận
được". Đó là cái học về thuần túy siêu hình, một thứ Tâm- học hoàn toàn.