Cho nên chỉ có thực hiện được cái đời sống tâm linh của ta, là mục đích tối
cao của đời sống con người. Trong sách Trang tử dẫy đầy những câu
chuyện" thần- hóa" ấy.
" Nhan Thành Tử- Du nói với Nam- Quách Tử- Kỳ:
Từ ngày tôi nghe lời dạy của Thầy được một năm, thì tôi thấy lòng tôi trở
về mộc mạc đơn thuần; được hai năm, thì chạy theo Đạo; được ba năm, thì
thông lẽ Đạo; được bốn năm, thì thấy tôi như một vật ngoại; được năm
năm, thì tiến đến mực; được sáu năm, thì thấy dường như có thần minh
nhập thể; được bảy năm, thì được thần hóa (thiên thành) ; được tám năm,
thì không biết mình còn sống hay chết; được chín năm, thì đã đến chỗ Đại
Huyền- diệu" (Ngụ Ngôn) .
Đó là những giai đoạn phải trải qua để đi đến một cuộc "thần hóa" hoàn
toàn.
Một đoạn khác ở thiên Đại- Tông- Sư lại nói rõ ràng hơn:
" Ba ngày, thì bỏ được việc thiên hạ ra ngoài; (…) bảy ngày, thì bỏ được sự
thấy có ngoại vật bên ngoài; (…) chín ngày, thì bỏ được cái sống của mình
ra ngoài (14) . Bỏ được cái sống của mình ra ngoài thì mới được" triêu
triệt" (15) . " Triêu triệt" rồi, mới nhận thấy được cái Một. Thấy được cái
Một rồi, mới không còn thấy có Xưa có Nay. Không còn thấy có Xưa có
Nay rồi, mới vào được cõi không chết không sống."
Cái trạng thái" hốt nhiên, đắc ngộ" ấy, có khi chỉ nhờ một lời nói mà được:"
nhứt ngôi nhi năng ngộ" (16) . Công phu dự bị thì lâu dài trong Vô thức,
nhưng lúc" đắc ngộ" thì thật là mau lẹ như chớp nháng và làm biến đổi hẳn
tâm thần trí não con người.
" Nhan Hồi nói: Khi chưa thần hóa, thì rõ là có Hồi thật. Nhưng khi đã
được thần hóa rồi, thì thấy chưa hề có Hồi. Có thể gọi đó là" hư" chưa?
(Nhơn- Gian- Thế) .
Cái thời kỳ" đắc ngộ" thì mau lẹ như thế, nhưng cần phải có một thời kỳ
chuẩn bị, tức là tu luyện. Thời kỳ ấy, Trang tử gọi là" tâm trai", tức là sự
chay tịnh của lòng.
ở thiên Nhơn- Gian- Thế, Trang tử miêu tả rất rõ lẽ ấy:
Hồi nói: Dám xin hỏi thế nào là" chay tịnh của lòng?"