NAM HOA KINH - Trang 47

Cắt nghĩa chữ Thiên và Nhơn, Trang tử có nói:" Bò ngựa bốn chân, đó là
Trời (Thiên) (18) . Khớp đầu ngựa, xỏ mũi trâu, đó là người (Nhơn) (19)
(…) đừng lấy người mà giết trời (…) Giữ cẩn thận, đừng để mất thiên chân,
thế gọi là trở về cái Chân của mình." (Thu- Thủy)
Nhơn, tức là nhơn- tạo, là ám chỉ những ước lệ giả tạo của xã hội để ràng
buộc con người vào một khuôn khổ, tức là những cái mà Khổng- học gọi là
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… luân- lý, Đạo đức, pháp độ, dù rấ có lợi cho
con người trong giai đoạn" tri thị phi, tri thiện ác", nó trở lại thành một
chướng ngại vật cho giai đọan giải thóat", tức là giai đoạn" vong thị phi,
vong thiện ác", giai đoạn mà " Chân thế" đã đến lúc trưởng thành, đủ sức"
tự sinh, tự hóa.’ Vì thế Trang tử mới có nói:" Tri vong thị phi, tâm chi thích
dã". biết quên sự phải quấy, đó là cái tâm của mình thông suốt rồi vậy. Bảo
rằng: biết quên, tức là phải có biết, rồi sau mới vượt lên sự hiểu biết mà
quên đi. Muốn giải thoát, con người trước hết phải trải qua giai đoạn nhận
thức rõ ràng cái Bản ngã của mình: không bao giờ đi đến giải thoát mà
chưa từng nhận thức và sống trong Bản Ngã một cách sâu xa. Bản ngã là
nguồn gốc của đau khổ, vì nó cố gắng sống riêng ngoài cái Sống- một cuả
tâm hồn. Nhưng bản tánh của nó là "hữu- thức", vì có " hữu thức" mới có
thể chia phân. Hữu thức phải đến trình độ cùng cực của nó, mới có thể đi
vào cái Sống của Vô thức. Bản ngã là Âm, hễ Âm cực mới Dượng sinh.
Dương là ám chỉ cái Chân thế của mình. Như trên đã nói: Bản ngã là nguồn
gốc của đau khổ. Muốn đi đén trạng thái Vô- thức, phải làm cho tan vỡ cái
vỏ bao ngoài, là Bản ngã. Làm tan vỡ nó, sẽ phải đau khổ để mà thoát xác,
" phải chết, rồi mới được Phục sinh:, đó là ý nghĩa của câu chuyện Đấng
Cứu- Thế (Jésus) phải chịu chết đóng đinh trên cây Thập- giá, để rồi được
phục sinh và lên trời. Vì vậy mới có câu khẩu hiệu này của các nhà huyền
học Thiên chúa giáo:" chết trên cây thập giá của mình". Triết học Đông
phương bảo" vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản", " chết để mà sống lại",
đó là điều ám chỉ đến việc làm cho" chết" bản ngã đi, để phục hồi chân
tính.
Nhà Đạo học ấn độ hiện đại là J. Krisnamutri cũng có nói rõ ràng hiện
trạng ấy:" Tiếng nói của tôi là tiếng nói của sự Hiểu biết thâm sâu, do một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.