Con đường trước là con đường sống chia phân của nội tâm: Tâm Trí, Nhi
Ngã, Thị Phi, Thiện ác…
Con đường thứ hai, là con đường" trở về" nguồn Sống Một, con đường hợp
nhất lại những gì đã bị chia chẻ…Đó là con đường giải thoát. Hai con
đường trên đây trong đời sống của con người là cat hai thế giới riêng biệt
và nghịch hẳn nhau. Con đường trước người ta gọi là con đường" tiến" thì
con đường sau phải gọi là con đường" thối". Lão tử có nói:" Vi học nhật
ích, vi Đạo nhật tồn…" Từ bên thế giới nầy sang qua thế giới bên kia, nhà
Phật gọi là" đáo bỉ ngạn" (đến bờ bên kia) .
Hai thế giới đã khác nhau, thì sự hoạt động tri thức trên những vùng tinh
thần ấy cũng phải khác nhau: ở giới nhị nguyên thì phải dùng lý trí, nhưng
khi bước chân vào ngưỡng cửa của giới nhất nguyên thì không còn dùng
đến dụng cụ tri thức kia, là lý trí được nữa, mà phải dùng đến một năng
khiếu đặc biệt khác là trực giác (21) . Trang tử gọi là" đại tri" và nhà Phật
gọi là Trí" Bát nhã", hay là Trí- huệ bát nhã.
Như vậy, nhãn quang của người bước qua giai đoạn giải thoát là nhãn
quang nghịch hẳn với nhãn quang của người còn sống trong giai đoạn chấp
có một cái ta riêng biệt (nhị nguyên) .
Giai đoạn nầy (giai đoạn nhị nguyên) có hai thời kỳ: thời kỳ phôi thai của
bản ngã và thời kỳ trưởng thành của bản ngã.
Trong thời kỳ thứ nhất, con người còn sống theo quần đoàn, sống theo tạp
quán, theo ảnh hưởng của người chung quanh, chưa có cá tánh đặc biệt. Họ
chỉ biết bắt chước và không dám suy nghĩ khác hơn những giáo lý, tôn giáo
hay chế độ giáo dục đương thời: họ hoàn toàn là sản phẩm của xã hội
chung quanh.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ trưởng thành của bản ngã. Bắt đầu cá nhân có
những tư cách chống đối xã hội, không chịu mù quáng thuận theo một cách
nô lệ bất cứ một mạng- lệnh nào, một lề lối cựu ước nào của chế độ luân-
lý, tôn giáo, xã hội đã qua hoặc đương thời chi phối. Họ có những tư tưởng
cách mạng và độc đoán. Vách thành của truyền thống, của tạp tục bắt đầu
rạn nứt. Họ dám suy nghĩ theo mình, bắt đầu hoài nghi, và can đảm đem tất
cả mọi vấn đề mà đặt lại. Họ không thụ động nữa, trái lại đề cao đến tột độ