sự đau khổ tuyệt vọng mà có"
Bản ngã chưa chín mùi, chưa có thể rụng. đau khổ chưa đến chỗ tuyệt vời,
khó mà giác ngộ (20) .
Bản- ngã (cả cái bản ngã xã hội un đúc nó) có thể ví như cái vỏ trứng gà,
đối với con gà con đang thời kỳ chưa nở. Cái vỏ bao ngoài là cần thiết cho
cái sống của con gà trong khi nó chưa thành hình đầy đủ, nhưng khi con gà
con đã đến độ trưởng thành, có thể sống tiếp xúc ngay với ánh sáng và
không khí bên ngoài, thì cái vỏ bao ngoài kia lại trở thành một chướng ngại
vật mà nó phải phá vỡ ra, vì đó là tất cả vấn đề sanh tử của nó lúc bấy giờ.
Hột lúa chỉ làm xong sứ mạng của nó khi nào nó trở thành cây lúa, nghĩa là
để có thể trở thành cây lúa, nó phải" chết" cái đời sống hột giống của nó đi,
thì nó mới hoàn thành được sứ mạng của nó.
Bởi vậy, trước đây Trang tử mới có bảo:" Phá bỏ tất cả mọi trang sức giả
tạo bên ngoài để cho tấm lòng trở về cõi thuần phác tự nhiên" (ứng- Đế-
Vương) . Và" đừng lấy người mà giết Trời" (Thu- Thủy) . Người đây là
cái" ta xã hội" tạo thành, còn Trời tức là chân thế.
Nhận rõ được như thế, ta sẽ không lấy gì làm lạ mà thấy rằng suốt bộ Nam-
Hoa- Kinh, Trang tử bao giờ cũng cực lực phản đối cái học của Khổng,
Mặc, và đề cao thiên nhiên mà đả kích" nhân vi hay nhân tạo". Cái học của
Trang tử, cũng như của Lão tử, là cái học giải thóat, tiêu diệt Bản ngã để
thực hiện con người " vô kỷ, vô cùng, và vô danh", tức là cái học thuyết về
giai đoạn thứ hai trong cuộc thiên diễn của đời người để hoàn thành sứ
mạng con người của mình trong Trời Đất:" Ta nay đã mất Bản ngã rồi,
ngươi có biết chăng?" (Tề- Vật- Luận) .
Tóm lại, sự chống đối, đả kích của Trang tử chẳng qua là việc làm của" con
gà con" đã đến thời kỳ nở: phá vỡ cái vỏ bọc ngoài của quả trứng để giải
thoát. chỉ có thế thôi.
***
Đi ra, rồi trở lại, đó là con đường của Đạo mà Lão tử đã nói:" Phản giả,
Đạo chi động". Đi ra, là con đường trong giai đoạn đầu để đi đến sự tạo
thành một Bản- ngã đầy đủ; đi về, là con đường" phục kỳ bản", " phản kỳ
chân", tiêu diệt bản ngã.