NAM HOA KINH - Trang 46

Trọng Ni đáp: Hãy chuyên tâm nhất chí. đừng nghe bằng tai, mà nghe bằng
lòng. Đừng nghe bằng lòng, mà nghe bằng khí. Điều gì mình nghe, thì hãy
để nó ở ngoài tai, còn lòng thì hợp nhất nó lại. Thần khí phải hư, hư mới
nhận được Đạo; hư tức là" chay lòng" đấy!"
Đó là cả một chương trình" chay tịnh": từ bỏ tất cả ngoại vật, sống giản dị,
làm cho tâm trí đồng nhất với mọi sự mọi vật, " chuyên tâm bão nhất" cho
lòng được trống không hư tịnh, không còn bị ảnh hưởng gì của vật ngoài
nữa cả. Như vậy mới mong đạt đến trạng thái huyền- đồng với chân thế
tuyệt đối của mình. Cốt yếu là để cho lòng đạt đến" chân không" mới mong
thần hóa được (17) .
Và, nhân thế mà phần đông những kẻ theo về với Đạo- học, bao giờ cũng
khởi đầu bằng cách lánh xa cuộc sống phồn hoa xã hội, thích ở những nơi
tịch- mịch thiên nhiên:
" Khổng- tử bèn từ biệt bè bạn, từ bỏ học trò, trốn vào chẩm lớn, mặc áo
cừu, áo vải, ăn hạt gắm, hạt dẻ. Chen vào đám muông mà không làm lọan
đàn, chen vào đám chim mà không làm lọan hàng (tức là hòa đồng với vạn
vật) . Chim muông còn không ghét bỏ, huống chi la con người (Sơn- Mộc) .
Tuy nhiên, lánh đời có khi cũng chưa đủ để gọi là thoát được khỏi ảnh
hưởng của đời. ở trong đời mà không để cho thân tâm lụy vì đời, mới thật
là người làm chủ được hoàn cảnh, mới thật là người tự do. Sự thản nhiên
dứt bỏ đối với thế sự khởi nơi lòng giác ngộ của mình trước nhất: đâu cần
phải xa lánh cuộc đời mới dứt được lòng nô lệ quyến luyến.
ở thiên ứng- Đế- Vương, Trang tử có nói:" (…) Liệt- tử ba năm không ra
ngoài. ở nhà nấu cơm cho vợ, nuôi heo cung kính như nuôi người, và
không thiết đến việc gì nữa cả (để mà tiêu diệt cái lòng tự kiêu tự ái của
mình đi) . Phá bỏ tất cả mọi trang sức giả tạo để cho tấm lòng trở về cõi
thuần phác tự nhiên. Thành như cục đất, giữa cảnh náo nhiệt mà lòng vẫn
không náo động. Như thế đến trọn đời mình…"
Trong con đường" huyền học", giai đoạn" tâm trai" nầy là khó khăn gay go
nhất vì mình phải chịu đựng một cuộc tranh chấp khổng lồ ở nội tâm giữa
cái" ta xã hội" và cái" Chân thế" của ta, nghĩa là giữa cái mà Trang tử gọi là
Thiên và Nhơn (Trời và người) .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.