Vạn vật, vật nào cũng có cái tánh tự nhiên của nó, và nói về năng khiếu tự
nhiên thì không vật nào là giống vật nào cả. Có điều là, nếu mỗi vật, vật
nào cũng được phát triển tự do năng khiếu tự nhiên của mình thì vật ấy
được ngay hạnh phúc.
Trong thiên Tiêu- Diêu- Du, Trang tử mượn cớ tạo ra một vật cực đại (là cá
Côn, chim Bằng) và vật cực tiểu (con ve và con cưu) để chứng minh rằng
năng khiếu tự nhiên của mỗi vật hoàn toàn khác nhau. Vật cực đại như
chim Bằng, mỗi khi muốn đến biển Nam phải" đập trên mặt nước ba nghìn
dặm dài, lên theo gió trốt chín muôn dặm cao, và bay trọn sáu tháng không
nghỉ" (…) " Con chim cưu và con ve, thấy vậy, cười nói: Ta thích bay vụt
lên cây du, cây phương… nếu có lúc bay không tới mà có rớt xuống đất thì
cũng không sao. Sao lại phải lên chi tới chín muôn dặm cao, bay qua biển
Nam mà làm gì?"
Nếu mỗi vật đều biết đủ với Tánh Trời của mình, thì tuy Đại Bằng, không
xem mình là cao quý hơn chim nhỏ mà tự cao, mà chim nhỏ như chim cưu
cũng không xem mình là thấp hèn mà đèo bòng ham muốn đến Ao Trời
làm gì như chim Bằng! Lớn, nhỏ tuy khác nhau, nhưng mỗi vật nếu biết
thuận theo cái tánh tự nhiên của mình, biết an theo cái phận của mình, thì
đều được tiêu diêu (tự do) không sai cả.
Sự vật trên đời không giống nhau, nhưng cũng không nên cầu cho hết thảy
đều giống với nhau. Là vì không thể nào cầu cho được. Sự bình đẳng tự
nhiên không có và không bao giờ có trên đời này. Thiên Biền Mẫu có nói:"
Cẳng vịt thì ngắn, cố mà nối dài, nó khổ. Dò hạc thì dài, cố mà làm cho
ngắn, nó đau. Cho nên Tánh mà dài, không phải cái nên chặt bớt; tánh mà
ngắn, không phải cái nên kéo dài, thì sao có đau khổ!"
***
Đ. Quan niệm về Xã- hội và Chính- trị:
" Đừng mong kéo cẳng vịt cho dài, thu dò hạc ngắn lại" nhưng đó lại là
công việc làm của các nhà xã hội chính trị" hữu vi" từ ngàn xưa vậy.
Mục tiêu chính của các nhà làm luật pháp, các luân lý gia, các chế độ chính
trị… phải chăng đều có tham vọng san bằng mọi cá tính đặc biệt, bình đẳng
hóa tất cả mọi bất bình đẳng tự nhiên trong thiên hạ… biến mỗi cá nhân