Hóa ct Trang tử nếu không nói rằng bất- lực.
***
D. Hạnh- Phúc Cá- Nhân và Xã- Hội:
Trang tử cho rằng" hết thảy vạn vật đều do Đạo mà ra, và mỗi vật đều có
cái Đức của nó, nghĩa là, hết thảy vạn vật, mỗi vật đều có cái tánh tự nhiên
của nó. Nếu biết thụân theo tánh tự nhiên mà sống, thì hạnh phúc có ngay
trong lúc đó, không phải cầu cạnh đâu khác ở ngoài."
Được phát triển tự do bản tánh là điều kiện đầu tiên đưa ta đến hạnh phúc,
một thứ hạnh phúc tương đối dĩ nhiên. Muốn đạt đến Hạnh phúc tuyệt đối
phải cần đến một thứ tri thức siêu nhiên huyền diệu hơn, tức là cái mà Lão
tử gọi" tri bất tri, thượng".
Thường thìm sở dĩ bản tánh con người không được tự do phát triển là do sự
ràng buộc, uốn nắn của chế độ, giáo dục, luân lý giả tạo của xã hội bên
ngoài. Bởi vậy Trang học, cũng như Lão học hết sức phản đối nhân tạo mà
đề cao cái sống cận với thiên nhiên.
ở thiên Thu- Thủy Trang tử nói:" Thiên tại nội, nhơn tại ngoại (…) Ngưu
mã tứ túc thị vị Thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỉ thi vị Nhơn" (Trời ở bên
trong, người ở bên ngoài (…) Bò ngựa bốn chân, đó là Trời, khớp đầu
ngựa, xỏ mũi bò, đó là Người) ông lại nói:" Chớ lấy người mà giết Trời!
Chớ lấy nhân tạo mà giết Thiên Mạng! Chớ lấy được mà chết theo danh!
Giữ cẩn thận, đừng làm mất Thiên chân! đó là trở về cái Chân của mình!"
***
" Trở về cái Chân của mình!" (" phản kỳ chân") hay là" phục kỳ bổn" tức là
đạo" Giải thoát: trở về Bản tánh như Nhà Phật khuyên ta" minh tâm, kiên
tánh" vậy. Cho nên, không thể hiểu một cách quá giản lược và sai ngoa
rằng thuyết" thuận Thiên, an Mạng" của ông là thái độ tiêu cực, nhy nhược,
phó mặc cho số phận mà xã hội đã an bài cho ta, ra sao hay vậy. " trở về cái
Chân của mình" phải là một cuộc đại- cách- mạng mới thoát khỏi gọng kềm
xã hội càng ngày càng phủ lập và mai một Thiên- Chân. Cho nên Trang tử
mới khuyên ta:" Chớ có lấy cái Ta xã hội, cái Ta nhân tạo do luân lý, giáo
dục, chế độ cầu thành mà giết chết Thiên- tính!" (Vô dĩ nhơn diệt Thiên)
***