thành một con người sống theo xã hội, theo chế độ," thích theo cái thích
của mọi người mà không biết thích theo cái thích của mình" (7)
Theo Trang tử, Tánh (tự nhiên) của vạn vật, thì không đồng nhau: mỗi vật
đều có chỗ nhận cho là đẹp, là hay, là phải, riêng của vật ấy. Cho nên không
cần phải cưỡng ép cho tất cả đều đồng nhau, mà cũng không sao cưỡng ép
cho đồng được. Chỗ không đồng của vạn vật, ta phải biết nhận lãnh nó,
biết" chịu" nó, đó tức là dùng chỗ" không đồng" mà làm cho" đồng" vậy.
Trái lại tất cả mọi chế độ chính trị, xã hội theo hữu vi đêù định ra" một cái
tốt" để làm tiêu- chuẩn chung cho mọi tư tưởng hành vi, khiến người người
đều phải theo nó mà hành động. đó là ép những chỗ không đồng phải đồng
nhau. Yêu, mà yêu theo chỗ thích riêng của mình, là làm đau khổ cho vật
mình yêu vậy. Cho nên các bậc thánh nhân lập ra " quy củ chuẩn thằng"
cùng các thứ quy tắc chế độ để định chế chánh trị xã hội, khiến cho người
người trong thiên hạ đều phải phục tùng theo, chỗ dụng tâm, tuy chưa phải
là không có lý do chánh đáng và tốt đẹp, và chỗ dụng ý tuy không phải là
không thực yêu người… nhưng, kết quả thì lại như Lỗ- Hầu nuôi chim…
" Xưa kia, có con chim biển đậu ở cửa thành nước Lỗ… Lỗ hầu ngự ra ra
nghinh tiếp, rước về chuốc rượu ở đền Thái- miếu, cho tấu nhạc Cửu thiều
cho nó vui, giết trâu bò mời nó ăn… Chim ấy ngó dớn dác, bộ sầu bi không
dám ăn, dám uống. Cách ba hôm thì chết. đó là dùng cách nuôi người mà
nuôi chim. Nếu như muốn dùng cách nuôi chim mà nuôi chim, thì phải để
cho nó đậu ở rừng sâu, dạo ngoài gò đất, trôi nổi sông hồ, kiếm ăn lươn cá,
đỗ theo hàng liệt, ung dung tự đắc, thích đâu ở đó. Cứ nghe người nói là nó
không ưa rồi, lựa là còn đem tiếng nhạc mà làm cho nó kinh tâm. Nếu đem
nhạc Hàm trì, Cửu thiều mà đánh lên ở Động- đình, thì chim nghe phải bay,
thú nghe phải chạy, cá nghe phải lặn… nhưng người ta thì lại kéo nhau đến
đó mà nghe. Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì chết. Đó và
đây đã khác nhau, thì sự ưa ghét cũng khác nhau. Bởi vậy, bậc thánh ngày
xưa không giống nhau về sở năng, nên không giống nhau về sự nghiệp".
(Chí- Lạc)
Như vậy, ta thấy rằng không phải Lỗ Hỗu không có thiện ý, nhưng kết quả
thì lại khác hẳn với ý muốn của mình: hại mà không có lợi. đó cũng là hậu