một ảo vọng của Bản Ngã. Vì vậy, đứng về phương diện Giải thoát, thì
thuyết Luân- Hồi phải thua xa thuyết Vịn- Hóa Bình- đẳng của Trang
tửNhân
Thật vậy, con người sở dĩ nô lệ, là vì còn bị cái Sợ chi phối tinh thần. Sợ
đủ thứ, nhưng cái đáng sợ nhất của con người là sợ chết, và cái cảnh sau
khi chết. Thuyết Luân- Hồi của tiểu thừa Phật giáo an ủi được lòng thắc
mắc băn khoăn ấy, và bảo đảm được rằng loài người sẽ tiến mãi: hết loài
thú, đến loài người, rồi đến loài tiên, loài phật… Con người càng" tiến"
chừng nào, thì lòng khao khát lên" cao" lại càng tăng và lòng" nô lệ", ngôi
vị đẳng cấp sẽ càng nặng chừng ấy, nghĩa là lòng giải thoát cái Sợ sẽ không
bao giờ giảm bớt và dứt được.
Trái lại, với thuyết Bình- đẳng của Trang tử, căn cứ vào thuyết Vạn- hóa
Thiên- Quân cho rằng người là Đạo, người mà thực hiện được cái Đạo nơi
mình rồi, thì nó sẽ" tự sinh", " Tự Hóa" như Trời Đất, nên" toàn mãn" mà
không còn cái bụng đèo bòng tham muốn những gì khác ngoài cái Tánh-
Phận của mình nữa:" Vạn vật dữ ngã đồng nhất". Miễn giữ gìn được Thiên-
chân, ngoài ra cuộc đời hãy nên xử như Trang Châu hóa bướm". Trang
Châu chiêm bao thấy mình là Bướm. Trong khi làm bướm, quên lửng mình
là người, và vi thích với phận bướm. Nếu đứng theo Trang Châu mà luận,
và thử hỏi Trang Châu có chịu đổi cái kiếp người của mình để làm phận
con bướm, thì Trang Châu ắt không chịu. Nhưng, nếu đứng theo con bướm
mà xem, và xin đem đổi cái kiếp con bướm làm phận con người như Trang
Châu, ắt con bướm cũng không muốn. Làm người chưa ắt là vui hơn làm
Vởt, và như thế Vởt và Ta là bình đẳng vậy." Giá cánh tay trái ta la con gà,
thì ta nhân đó mà gáy canh…" Mình là Đạo, thì Đạo nơi ta hóa ra cái gì thì
hóa, sao mà phải lo sợ? Ta có thể tự nói với mình:" Lớn lao thay! Tạo hóa
nơi ta. Ngươi muốn ta đi đến đâu bây giờ? Hay là ngươi muốn biến ta làm
gan con chuột, hay làm cánh trùng?" Với một nhân- sinh- quan như thế, thì
làm gì còn nô lệ lấy những cái sợ hão huyền để mà tranh giành Cao Thấp,
Lớn Nhỏ, Vinh Nhục…? Cho nên giải thoát tinh thần con người khỏi cái"
sợ" thiên niên giam hãm đời mình trong dục vọng và bóng tối, quả thuyết
Luân- hồi của Phật giáo tiểu thừa phải kém xa thuyết Thiên- Quân Vạn-