cánh tay phải tôi làm hòn đạn, tôi sẽ nhân đó mà kiếm chim quay; giá như
lại hóa cái xương cùn của tôi làm bánh xe, lấy cái thân hồn tôi làm con
ngựa, thì tôi sẽ nhân đó mà cưỡi lên, há còn phải đợi xe ngựa nào nữa!..."
Lớn lao thay! Tạo hóa muốn anh làm vật gì bây giờ? Muốn đi đến đâu bây
giờ? Hay là biến anh làm gan con chuột? Hay làm cánh trùng?" (…) " Nay
có người thợ đúc vàng, vàng nhảy lên đòi: tôi muốn được làm thanh gươm
mạc- da, người thợ đúc tất cho nó là vàng quái gở. Nay có kẻ ngẫu nhiên
muốn được hình người, nhảy lên nói: Tôi muốn làm người… tạo hóa tất
cho người ấy là người quái gở. Nay lấy Trời Đất làm lò lớn, Tạo- hóa làm
người thợ đúc lớn, thời tha hồ muốn biến hóa ra sao thì biến hóa, đâu mà
chẳng được."
Loài người biến hóa vô cùng, nhưng không có phương hướng nào nhất định
cả: Phàm vật, hễ" cùng tắc phản" " chung tắc thủy" loay quay mãi theo"
vòng tròn" vô tận.
Tuy Trang tử chủ trương" tự hóa" và" vạn hóa", không chủ trương sự biến
hóa có phương hướng như thuyết" luân hồi" của Phật giáo tiểu- thừam hay
thuyết" thiên trạch" của Darwin, nhưng lại nói đến sự biến hóa theo một
cái" Cơ". Thiên Chí- Lạc nói:" Các giống đều có Cơ" và kết luận rằng:"
Vạn vật đều ra nơi Cơ, và vào nơi Cơ. Theo Trang tử thì" Cơ" là cái nguồn
gốc của sự biến đổi, và rút lại, quy kết vào hai chữ" đức tính".
Lấy theo thuyết Thiên- Quân mà xét việc đời thì thấy các sự vật đều chằng
chịt dính líu với nhau, nhân rồi quả, quả rồi nhân tiếp tục nhau không biết
đâu là khởi điểm, đâu là cùng tận, như trên một cái" vòng tròn".
Để chỉ sự phức tạp trong các mối quan hệ, thiên Sơn- Mộc nói:" Trang
Châu đi chơi ở rừng Điêu- Lăng, thấy một con chim tước lạ ở phương Nam
lại, cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, đụng ở trán Châu mà đậu ở bụi
cây lật. Trang Châu nói: chim này là chim gì vậy? Cánh to mà không bay,
mắt lớn mà không nhìn. bèn dùng dằng dừng bước, lấy đạn ra nhắm bắn.
Bỗng thấy một con ve, vừa được bóng mát mà quên cả thân. Một con bọ
ngựa, lấy lá che thân, chờm đến muốn bắt lấy mà quên cả thân. Còn phía
sau, con tước đang vồ bắt nó mà quên cả thân mình…
Trang Châu giật mình: Ôi! Giống vật vốn làm lụy nhau… hai loài như gọi