vô cùng, ta cầu đến cái ngọn của nó, ta lại thấy nó không bao giờ đứt.
Không cùng, không dứt, thì còn bàn nói vào đâu được nữa. Vật, thì cũng
một lẽ đó".
ở thiên Sơn- Mộc cũng nói:" Hóa muôn vật mà không biết nó thay đổi như
thế nào, thời biết nó bắt đầu ra làm sao, mà cùng tận ra làm sao?"
***
Đối với nhân- sự cũng thế: phải biến thành quấy, quấy biến thành phải…
không biết đâu là khởi điểm, không biết đâu là cùng tận… như trên một
cái" vòng tròn"; Lớn; Nhỏ; Sanh; Tử; Dài; Ngắn; Có; Không; Cao; Thấp;
Thành Hoại đều không sao phân biệt được (6) , không sao biết được đâu là
chỗ khởi đầu của nó.
Thiên Thu- Thủy nói:" Lấy Đạo mà xem thì vật không có chi gọi là quý, là
tiện, là ít, là nhiều cả. Chỉ có Một mà thôi. Lấy chỗ sai biệt mà xét, nhận
thấy lớn mà cho là lớn, thì vạn vật không vật nào là không lớn, nhận thấy
nhỏ mà cho là nhỏ, thì vạn vật không vật nào là không nhỏ… Lấy xu hướng
mà xét, nhận cho phải là phải, thì vạn vật không vật gì là không phải, nhận
cho quấy là quấy, thì vạn vật không vật gì là không quấy."
Thiên Đức- Sung- Phù nói:" Lấy chỗ khác nhau mà xét, thì gan và mật cách
nhau như nước Sở nước Việt, nhưng mà lấy chỗ tổng mà xét, thì vạn vật
đều là Một cả.
Cứ xem cái thuyết Tương đối ngày nay mà xem, ta sẽ thấy cũng không xa
gì những điều nhận xét trên đây của Trang tử. Theo Tương- đối- luận thì
quyết không có gì là cao, là thấp tuyệt đối; không có gì là dài, là ngắn tuyệt
đối; không có gì là lớn, là nhỏ tuyệt đối: những tiếng như" thành"," hủy", "
quý", " tiện", " thị", " phi", " hữu"," vô" toàn là những danh- từ tương đối,
không phải là tuyệt đối. Cho nên cho rằng Trang tử là tị- tồ của thuyết"
tương đối" không phải là quá đáng.
Cái luật Thiên- Quân của Trang tử lại bao hàm cả con người trong đó:" Cho
nên Thánh- nhân hòa lẽ Thị- phi, và rốt cuộc ở trong Thiên- Quân".
Thiên Đại- Tông- Sư nói:" Như cái hình của người ta, thật là biến hóa
muôn lần, mà chưa thấy đâu là cùng tận vậy". Lại cũng nói:" Giá như cánh
tay trái tôi hóa làm con gà, thì tôi sẽ nhân đó mà gáy canh. Giá như lại hóa