NAM HOA KINH - Trang 28

Cứ theo phép ấy thì sự biến thiên của các giống vật đều không có mục đích,
không có phương hướng… con đường đó của vạn sự vạn vật là một cái
vòng tròn:" châu nhi phục thủy", chứ không phải là một con đường thẳng đi
đến một mục tiêu nào. Trang tử không chủ trương Tiến- hóa, mà chủ trương
Vạn hóa, hay là Tự-hóa.
Thiên Thu- Thủy nói:" Vạn- vật sinh ra, như đuổi như chạy; hễ động là có
biến, không lúc nào mà không xê dịch. Sao lại như thế, mà sao lại chẳng
như thế? ấy là vì cái lẽ" tự hóa" vậy! (Vật chi sinh giả, nhược sậu nhược tri,
vô động nhi bất biến, vô thời nhi bất di, hà vi hồ, hà bất vi hồ. Phù cố tương
tự hóa) .
Thiên Tại- Hựu nói:" Anh hãy chỉ cứ ngồi đây, không cần làm gì cả mà vạn
vật tự hóa… vạn vật phồn thịnh, giống nào cũng trở lại nguồn gốc của
mình. Vật nào cũng trở lại gốc của mình mà không biết". Trong câu văn
này, quan trọng nhất là ở chữ" Phục".
ở thiên Thiên- Thụy trong sách Liệt- tử cũng có câu nói:" Tự sinh, tự hóa,
tự có hình, tự có sắc, tự có tri, tự có lực, tự giảm, tự tăng". Thế là đều" tự
nhiên nhi nhiên", " bất kỳ nhirn nhi nhiên", không có sự nhất định phải bảo
tồn những hình thức cá biệt nào có ích, tiêu diệt những hình thức cá biệt
nào có hại như cách tác dụng của luật Thiên- trạch (4) có mục đích, có
phương hướng của thuyết Tiến- hóa Tây phương (5) .
Sở dĩ Trang tử không chủ trương Tiến- hóa, mà lại chủ trương Vạn- Hóa là
vì theo sự nhận xét của ông, ông cho rằng không thể nào xét biết được lẽ
chung thủy của Đạo, nghĩa là không thể nào biết được rằng Đạo bát đầu
như thế nào, và sự cùng tận của nó như thế nào. Như vậy, thì làm thế nào
mà nhận thấy được cái phương hướng của nó theo chiều nào mà chủ trương
Tiến- hóa được? Tiến- hóa chỉ là một ức thuyết của Tạo- Hóa, trong khi sự
thật Trời Đất không thể biết đâu là khởi điểm, đâu là cùng tận, mà chỉ là
một cái" vòng tròn" (Thiên- Quân) .
Thiên Tắc- Dương nói:" Vạn vật có sống mà không thấy đâu là cái gốc của
nó, có chỗ xuất ra mà không thấy đâu là cái cửa của nó". Lại nói:" Người
xét Đạo, không theo cho đến chỗ đã phế, cũng không suy cho đến chỗ chưa
khởi: hễ bàn đến nó là phải thôi đi. Ta xét cái gốc của nó, ta thấy nó đi đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.