sinh Nhất" của Lão tử trong Đạo- Đức- Kinh. Còn Đức tức là chỗ mà "vật
đắc dĩ sinh" (vật nhận được mà sống) . Cho nên mới nói" Đức là chỗ" tự
đắc của con người". " Tự đắc" là tự mình đã được của Tạo Hóa, của Tự-
nhiên, của Đạo (3) . Hay nói một cách khác: Đức là cái Đạo biểu hiện nơi
mỗi người mỗi vật, là những năng khiếu tự nhiên, không vậy không được,
của mọi sự vật trên đời.
Đạo và Đức, tuy danh từ dùng để gọi có khác, nhưng vẫn là một. Có kẻ đã
ví Đạo như nước. Nước là sông, biển, ao, hồ… cũng như ở bầu tròn, ống
thẳng, dù có hình thức động tịnh khác nhau, nhưng đâu đâu cũng là nước
cả.
***
B. Thuyết Thiên- Quân:
Trang tử, trong thiên Tề- Vật- Luận, dùng hai chữ Thiên- Quân để chỉ cái
tác dụng của Đạo, là có ý chỉ cho ta thấy nó là một thứ triết học biến động
nghĩa là" vận hành bất tức"
" Quân" là cái bánh xe quay tròn mà người thợ nung dùng để chế tạo những
đồ vật có hình tròn. Chữ" Thiên- Quân" lại có chỗ viết là có ý nói về sự
quân- bình, tùy cái bánh xe lưu chuyển, vòng bán kính của bánh xe bao giờ
cũng bằng nhau, tự nhiên luôn luôn vẫn quân bình. ở thiên Ngụ- Ngôn có
nói:" Vạn vật đều là một giống cả, không cùng hình mà thay nhau, trước
sau như những cái vòng tròn, không thể phân biệt luân loại. Nên gọi là
Thiên- quân. Thiên- quân, là Thiên- Nghê". " Vạn vật giai chủng dã, dĩ bất
đồng hình tương thiện thủy tốt nhược hoàn, mặc đắc kỳ luân. Thị vị Thiên-
quân. Thiên- quân giả, Thiên- Nghê dã".
Thiên Thiên Địa lại nói:" Trời Đất tuy lớn, mà sự biến hóa đều quân bình
cả" (Thiên địa tuy đại, kỳ hóa quân dã.)
Như thế thì, Thiên- quân của Trang tử là nói về sự đắp đổi nhau của các
giống vật mà biến hóa, " đồng hình" biến làm" bất đồng hình". Nhưng ở
đâu mà lại, rồi sẽ đi đến đâu, thời sau cùng cũng không biết đâu là manh
mối. Sự biến hóa giống như cái bánh xe quay tròn, nên gọi là Thiên- quân.
***
C. Thuyết Vạn- Hóa: