lẫn nhau.
Rồi bỏ viên đạn mà chạy trở về…"
Xem đó, tuy là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng mà ý vị sâu sắc miêu tả
được những mối quan hệ trong vũ trụ phức tạp là chừng nào, thật là điều
khó thể tư- nghị được.
Trang tử nói:" Bớt, thêm; đầy, vơi; một tối, một sáng" là muốn bảo luật
Thiên- Quân bao- quát cả hai cõi tối, sáng ấy. Câu nói này của Liệt- tử:"
một vật thể, khi đầy, khi vơi, khi thêm, khi bớt, khi sáng, khi tối đều có cảm
thông với Trời, Đất, ứng với vật loại" có thể bao- quát và cai quản cả cái
luật Thiên- Quân.
Theo luật Tiến- hóa, hay tử- trạch thì các giống vật càng biến, càng không
bình đẳng. Còn theo luật Thiên- quân thì các giống vật càng biến lại càng
theo về bình đẳng, dù cho hình chất không bình đẳng, địa vị không bình
đẳng mà Tánh và Phận vẫn bình đẳng. (Xem Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật-
Luận) .
Đó là sự phân biệt quan trọng nhất trong hai thuyết Tiến- hóa và Vạn- hóa.
***
Tóm lại, ta có thể lấy câu này của Trang tử đLão chỉ luật Thiên- Quân "
trước sau như cái vòng ".
***
Với hai chữ " tự hóa", Trang tử không thừa nhận có một" Đấng tạo hóa "
đứng ngoài và làm chúa tể Vũ Trụ Vạn Vởt, mà lại cho rằng ngay ở mỗi
vật, từ cực nhỏ tới cực lớn, đều có cái sức " tự sinh", "tự hóa" có thể được
xem như một đấng" tiểu tạo hóa" hay" tiểu hóa công". Cho nên trong thiên
Tề- Vởt- Luận mới nói:" Trời Đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta đồng
nhất". Vạn vật đồng nhất thế, đó là danh từ tổng quát để chỉ Vũ- trụ- quan
của Trang tử.
Thuyết Vạn- hóa Thiên- quân của Trang tử, như trên đây đã nói có thể
tượng trưng bằng một cái" vòng ốc" không thể lẫn lộn với thuyết Luân- Hồi
của Nhà Phật (tiểu- thừa) .
Thuyết Luân- Hồi của Phật- giáo tiểu thừa, tựu trung là một hình thức của
thuyết Tiến Hóa, cho nên người ta quan trọng về vấn đề quả trị cao thấp: