(8) Thương sinh: làm tổn hại đến sinh mạng.
(9) Tri bất tri, thượng: biết cái không thể biết được (" bất khả trí") , tức là
Đạo. (Đạo- Đức- Kinh) .
(10) Đồng với Đạo, nên không còn tham muốn nữa.
(11) Trang- tử: Thiên Thiên Đạo (cổ nhơn chi tao phách)
(12) Cổ du kim dã: cái xưa, thì cũng như cái bây giờ (ám chỉ Đạo vĩnh
viễn, bất biến… có từ vị thủy và hiện nay cũng không thay đổi) , người
Pháp gọi là" Présent Eternel Immuàble".
(13) Canh Tang Sở.
(14) Nghĩa là không còn biết có mình nữa.
(15) Triêu- triệt: một sự thông hiểu thấu triệt sự vật như ánh sáng buổi ban
mai, tức là một thứ" trực quan kiến độc", nhận thấy được cái Chân Thế
(Sống Một) .
(16) Liệt- tử, thiên Lực- Mạng.
(17) Xem cái Dũng của thánh nhân (cùng một tác giả) phép tĩnh tọa của
Cương- Điền (Phụ- Lục) .
(18) Thiên: thiên nhiên
(19) Nhơn: nhơn tạo, là của người bày ra.
(20) Dịch- kinh:" vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" và Liệt tử ở thiên
Trọng Ni cũng nói:" vật bất cai giả, tắc bất phản". Vật mà không đến mức
cùng của nó thì không biến trở lại. Hai câu cùng đồng một ý nghĩa. Muốn"
trở về" (phản) phải để cho bản ngã phát triển đến cực độ của nó, thì nó
mới" phản biến" mà mất đi (âm cực Dương sinh ở quẻ Phục) .
(21) Trực giác: là dùng theo danh từ ngày nay, nó không phải là một thứ
giác quan như người ta thường gọi là " giác quan thứ sáu", hay thứ trực
giác theo Bergson. Thứ trực giác theo Bergson cũng chỉ họat động trong"
dòng" sắc tướng (nói theo danh từ nhà Phật) chưa thật là cái trực giác của
Đại- tri, của Bát- Nhã.
NAM- HOA- KINH
NỘI- THIÊN