văn, chúng nhơn thất chi, bất diệc bi hồ!
***
Chú thích:
(1) Bắc minh, cũng viết là bắc hải: biển Bắc.
(2) Côn: gốc là tên một thứ cá nhỏ, nhưng Trang- tử lại dùng để chỉ một thứ
cá hết sức lớn.
(3) Bằng: gốc là tên loài chim phụng, Trang- tử lại dùng để chỉ một thứ
chim rất lớn.
(4) Tề- Hài: Tên của một quyển sách, chép những việc kỳ quái.
(5) Dã mã: là một thứ hơi đất ngoài đồng ruộng. Theo Thích Văn: mùa
xuân, hơi nước trên mặt ao đầm. Trên cao nhìn xuống, thấy như bầy ngựa
rừng, nên gọi là dã- mã. Trần ai: Trần, là bụi đất; Ai, là bụi nhỏ.
(6) Phù dao(diêu): một thứ gió rất mạnh từ dưới hốt lên trên không
trung(gió trốt).
(7) Bồi: cũng đọc là bằng. Bằng, tức là cỡi lên. Chim Bằng ở trên lớp gió
lớn kia, nên gọi là cỡi gió(bằng phong).
(8) Yểu ứ: yểu là gãy; ứ là dừng lại, ngăn lại. Yếu ứ tức là trở ngại.
(9) Điêu là con ve(thiền) hay là ve núi.
(10) Học cưu: Theo Tư- Mã- Bưu là một thứ chim nhỏ, nhỏ hơn con chim
cưu
(11) Mãng thương: cánh đồng kề cận.
(12) Triêu khuẩn: một thứ nấm sớm nở chiều tàn.
(13) Hồi sóc: sóc, là ngày đầu tháng; hối, là ngày cuối tháng. ở đây hồi là
buổi tối, sóc là buổi mai.
(14) Huệ cô: là con ve trên núi mùa xuân sanh ra, mùa hạ chết, mùa hạ sinh
ra, mùa thu chết.
(15) Minh linh: tên một thứ cây mọc ở Giang Nam(Từ- Nguyên). Bản của
Nhượng Tông lại dịch là" giống rùa Minh- linh" là sai.
(16) Đại- Xuân: tên một thứ cây mọc ở Giang- Nam.
(17) Tương truyền Bành tổ, tên là Khanh, tôi của vua Nghiêu, sống từ đời
Ngu- Hạ, đến đời Thương, và thọ 700 năm.