nhau. Chữ" Chánh" đây, là của Âm, Dương(Thiên- Địa; Càn- khôn) đứng
chỉ huy cái biến của lục khí…(nắm giềng mối của tất cả hiện tượng trong
Trời Đất).
[xiii] Vô kỷ, vô công, vô danh: Thôi- tuyền cho rằng" Vô công, vô danh" là
" không lập công, không lập danh". Giảng giải như thế, không ổn nếu
không nói là sai. Nhân thế mới có người hiểu theo đó và cho rằng cái học
của Trang- tử là cái học yếm thế, hay xuất thế.
Nếu hiểu câu" vô công" là " không lập công", thì câu" vô kỷ" cũng phải có
nghĩa là " không lập mình" hay sao và như thế nghĩa nó là gì? khí văn phải
nhất quán, và câu nầy phải hiểu là" không có mình", " không có công", "
không có danh", nghĩa là không nghĩ đến mình. Bậc được Đạo, không còn
có thấy mình nữa(tức là cái tiểu ngã của mình); không còn thấy có mình
nữa, thì làm sao còn nghĩ đến công mình, và danh mình.
Lão tử cũng có nói" công toại nhân thoái", " vi như bất thị", " công thành
phất cư"…(nên việc, lui thân, làm mà không cậy công, thành công rồi
không ở lại…tức là không nghĩ đến sự lưu danh).
Như vậy, không thể gọi Lão học là cái học yếm thế hay xuất thế… vì" không
lập công", " không lập danh".
Nên biết rõ rằng chủ trương cứu cánh của hai học thuyết ấy là cái học"
huyền đồng vật ngã", không còn thấy có Trong có Ngoài, có Ta có Người
nữa. Cho nên không thể hoịi người đắc Đạo là người xuất thế hay yếm thế,
là vì đối với họ người với ta là một, Ngoại và nội là một, xã hội và cá nhân
là một. Cũng như cá và nước là một, không thể không có nước mà cá sống.
Cho nên sở dĩ con người phải lo cho xã hội là vì không có xã hội, cá nhân
không sao phát triển được cái sống của mình. Lo cho xã hội không phải là
phận sự mà là lẽ tất nhiên phải lo, không lo không đặng, hai lẽ ấy chằng
chịt dính líu với nhau, không sao rời nhau được. Cho nên có thể hiểu rằng:
nói là lo cho đời, mà chính làlo cho mình; hoặc trái lại, nói là lo cho mình,
mà chính là lo cho đời đó.
Cho nên, nói rằng cái học của Lão Trang là cái học yếm thế, tức là chưa
hiểu rõ cái chủ trương" huyền- đồng vật ngã" của các ông- vậy chớ phản-
đối chế độ hiện hành của thời đại, phản đối Nho Mặc, phản đối cái Đạo