gì thấy được cái rộng lớn của bể Đông".
Một đoạn văn sau trong thiên nầy, chỗ mà Kiên- Ngô kể chuyện của Tiếp-
Dư bảo rằng" đại nhi vô- đương", chỗ mà Huệ- tử chê lời nói của Trang- tử
" đại nhi vô dụng", tức cũng là chỗ mà Lão tử trong Đạo- Đức- Kinh bảo"
hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi" vậy.
Huống chi trước đây ông cũng đã nói: tiểu trí bất cập đại trí ; tiểu niên bất
cập đại niên, triêu khuẩn bất tri hối sóc ; huệ cô bất tri xuân thu, thì thật là
chủ ý của ông rõ ràng hết sức. Cho nên, lời chú của Quách Tượng, thật là
một sự sai lầm to tát vậy, vì đã giảng nghịch lại với ý chánh của họ Trang.
Câu nói nầy của Lão tử rất cần để cho ta tự nhắc nhở lấy khi cầm bút bình
giảng tư tưởng trong Nam- Hoa- Kinh:" càng muốn làm cho thật sáng, lại
càng làm cho ra tồi!" Vì vậy, ít bình giảng chừng nào càng tốt, mà đừng
bình giảng gì cả, càng hay! đọc Trang- tử cần nhất là đọc ngay Trang- tử
mà đừng đi qua các nhà bình giảng trước, hoặc nếu đi qua các nhà bình
giảng trước, hãy quên phứt họ đi, để đi ngay vào chánh văn của Trang- tử.
[iv] Nhi đọc là Năng: cổ tự hai chữ này dùng lẫn nhau.
Trưng: là tin cậy được, được tín nhiệm.
[v] Nội Ngoại chi phận: đây là chỉ về cái Ta bên trong, và ngoại vật bên
ngoài.
[vi] Vinh của ta, nhục của người: Vinh cho ta, tức là nhục cho người.
[vii] Thọ, là đứng vững: chỗ gọi là" chí đức cũng chưa được vững". đây là
muốn nói rằng: người như Vinh tử chưa đủ cho ta ngưỡng mộ vậy.
[viii] Liệt- tử: người nước Trịnh, tên là Ngự- Khấu.
[ix] Lãnh- nhiên: nhẹ nhàng êm ái
[x] Phúc: tức là không có gì trở ngại cả. trí phúc, là muốn nói rằng Liệt- tử
cỡi gió mà tuyệt không có vật nào trở ngại sự họat động của ông cả, ông
tha hồ tới lui thong thả.
[xi] Câu này" thử tuy miễn hồ hành, du hữu sở đãi giả dã" cùng với câu
trên" tuy nhiên du hữu vị thọ dã" đều cùng một dụng ý: chưa phải là đáng
ngưỡng mộ, là đã đến mức hoàn toàn.
[xii] Lục khí: là khí Âm, khí Dương, Gió, Mưa, Tối, Sáng(Âm, Dương,
Phong, Vũ, Hồi, Minh). Biện phải đọc là Biến. Xưa hai chữ này dùng lẫn