NAM HOA KINH - Trang 65

hữu- vi đã làm thống khổ nhân dân…không phải đó là một cách tiêu cực lo
khang- kiện- hóa xã hội là gì?
Vấn đề nhập thế xuất thế ở đây đã được đặt ra. Và dĩ nhiên, tương đối mà
nói thì Lão cũng như Trang đều chủ trương sự thực hiện cái Đạo nơi mình
trước hết, trước khi nghĩ đến việc ra lo giúp đời. Sự thực hiện bản thân là
một vấn đề cần có sự cô lập và tĩnh tâm, cho nên dĩ nhiên là phải thiên về
đời sống cá nhân nhiều hơn. " Tự giác nhi giác tha" của Nhà Phật, cũng
như" dĩ tu nhân vi bồn" của Nho gia, phải nặng về sự yên tĩnh và lo về đời
sống bản thân trước vấn đề xã hội.
Giáo sư A.W. Watts, trong quyển The Way of Zen lại cho rằng:" Đạo giáo là
công việc của những người lớn tuổi, đặc biệt là những kẻ đã từ bỏ cái đời
hoạt động xã hội. Sự từ bỏ đời sống họat động xã hội ấy chứng tỏ rằng họ
đã có đi đến được một sự giải thoát nội tâm rồi đối với những lề lối suy tư
cùng hành động giả tạo của xã hội bên ngoài. Đạo giáo, vì vậy là một sự
đeo đuổi theo một thứ hiểu biết tự nhiên, chứ không còn thuộc về cái hiểu
biết ước lệ giả tạo theo xã hội nữa, cái thông hiểu trực tiếp với lẽ sống thật,
mà không phải trải qua sự trung gian của một ý tượng tinh thần theo nét
gạch và tượng trưng."

[xiv] Tước hỏa: cây đuốc, một đóm lửa nhỏ.
[xv] Thi: là làm chủ. Lại cũng có nghĩa là tượng thần, là người có chức
nhiệm nhưng không làm gì cả.
ở đây ta có thể hiểu là hư- vị, một địa vị tượng trưng như một pho tượng
thần vậy thôi.

[xvi] Đại: thay thế.
[xvii] Tiêu liêu: chim nhỏ.
[xviii] Yển thử: chuột đồng.
[xix] Đại nhi vô- đương: lớn mà không đúng với thực tế. Đại ngôn, tức là
lời nói khoác.

[xx] Kinh- bố: Bố nghĩa là sợ; kinh- bố là kinh sợ.
[xxi] Kính- thính: chữ đình ở đây, phải đọc là thính, có nghĩa là xa xôi,
diệu vợi.

[xxii] Náo- ước: diện mạo đẹp đẽ, lại cũng có nghĩa là vẻ người yểu điệu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.