Nghĩa là cái Lớn cái Nhỏ không phải là điều tuyệt đối, bất biến, mà thực ra,
là một lẽ tương đối: lớn hơn cái nhỏ, nhỏ hơn cái lớn. Lớn và Nhỏ đều là
những lẽ vô thường.
Như cá Côn, vốn là một thứ cá nhỏ mà Trang tử cho nó là một giống cá lớn
không biết mấy nghìn dặm; chim Bằng, vốn là chim Phụng, cũng đâu phải
là một vật cực đại, thế mà Trang tử lại cho nó là một vật cực đại, có cái
lưng lớn không biết mấy nghìn dặm, còn cánh của nó thì như vầng mây che
khuất một phương trời. Đó là chỗ dụng ý đặc biệt của Trang tử dùng một
bút pháp cực kỳ huyễn tướng, biến hóa bất thường để chỉ rõ sự vô thường
của cái Lớn và cái Nhỏ. Đó là chỗ mà ở thiên Thu- Thủy nói:" lấy chỗ bất
tề mà xem, thì sẽ thấy vật nào cũng lớn cả(đối với vật nhỏ hơn nó) và vật
nào cũng nhỏ cả(đối với vật lớn hơn nó); biết Trời Đất như một hột thóc,
biết mảy lông là hòn núi." Như vậy, thì Nhỏ sao lại thường chẳng Lớn, mà
lớn sao lại thường chẳng nhỏ được. Nhận thấy cái chỗ nhỏ của mình, mà
ham muốn đèo bòng mãi cái phận ngoài mình, sao bằng nhận thấy chỗ lớn
của mình và cho nó là đủ để mà" thích kỷ tự an"? biết rõ được lẽ ấy, thì sẽ
bỏ được cái lòng tham- dục của sự phân biệt trong ngoài, bỏ được cái lòng
tham muốn những gì ngoài mình và không tùng mình nữa[iv].
II. Lớn, thì hợp với chỗ lớn, nên không thấy mình là lớn;
Nhỏ, thì hợp với chỗ Nhỏ, nên không thấy mình là nhỏ.
Tức như chim Bằng, một con vật rất lớn, tất phải dời sang biển Nam, bay
lên cao chín muôn dặm và bay trọn sáu tháng trường không nghỉ… Trang
tử đã nói:: Nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn, đổ một chung
nước xuống cái hố nhỏ, lấy một cộng cỏ mà làm thuyền thả lên thì thuyền
tự nổi, nếu lại lấy cái chung nước ấy mà thả lên làm thuyền, thì thuyền ấy
phải mắc cạn. Là tại sao? Tại nước không sâu, mà thuyền thì lớn. Lớp gió
không dày, thì không sức chở nổi cánh lớn của chim Bằng."
Quách tử Huyền luận về điểm nầy có nói:" Nếu không phải là minh hải thì
không đủ chỗ cho thân con cá Côn day trở, nếu không có chín muôn dặm
cao thì sao đủ chở cái cánh to tướng của chim Bằng. Há phải đó vì hiếu kỳ
mà vẽ cho ra chuyện thêm đâu! Hễ vật lớn, phải sanh ra nơi chỗ lớn, và chỗ
lớn tất nhiên cũng sanh ra nơi chỗ lớn, và chỗ lớn tất nhiên cũng sanh ra vật