theo số phận của những vật ngoài mình và khác mình.
Thật vậy, vì không ai sống đến được cái tuổi của Bành Tổ, nên mới cho cái
sống ấy là thọ mà thèm muốn. Bành Tổ, trái lại, nếu cũng bắt chước như ta
mà không biết an với Tánh Phận của mình là sống bảy trăm năm, lại đèo
bòng muốn sống được cái sống của cây minh linh thì tất cũng cho cái hạn
bảy trăm năm của mình không đủ cho là thọ, mà sống được như cây minh
linh mới là thọ. Cây minh linh, nếu lại bắt chước Bành Tổ, không tự xem
mình là thọ, lại đèo bòng ham muốn sống theo cái sống của cây đại xuân;
cây đại xuân lại muốn sống được như cái sống của Trời Đất…thì ra vật nào
cũng không thọ cả, mà vật nào cũng đều yểu cả! Cho nên nói rằng, nếu cứ
tham muốn sống ngoài cái tánh phần của mình, thì cái sống của Bành Tổ
đối với cây đại xuân, không khác nào" cái sống của đứa trẻ chết trong nôi"
vậy.
Nếu lấy cái sống trăm năm là hạn của ta làm mực thước, thì con ve sầu mùa
xuân sanh, mùa hạ chết, tai nấm mai sớm nở tối tàn… đều là vật yểu cả!
Cái sống một mùa của con ve sầu, và cái sống có một buổi của tai nấm mai,
đối với ta tuy chỉ là cái sống trong khoảng khắc rất ngắn ngủi, mà đối với
nó, vẫn cũng là một kiếp sống, như một kiếp sống trăm năm của ta vậy. Đối
với con người, được sống trăm năm là thọ; thì đối với tai nấm mai, sống
được một buổi cũng là thọ, mà đối với con ve sầu, sống được một mùa, đều
là thọ cả: chúng nó được sống đến cái mức cùng của kiếp sống của chúng.
Còn như cây đại xuân sống một xuân là tám nghìn năm, một thu là tám
nghìn năm, giá như nó chỉ sống được có bốn mùa, nghĩa là ba muôn hai
nghìn năm, thì đối với ta, sao không cho đó là thọ được, nhưng đối với cái
kiếp sống của nó thì nó chỉ sống được có một tuổi mà thôi, nghĩa là chỉ
sống được có bốn mùa; sống được tám nghìn năm, phải chăng đối với ta, là
rất thọ, nhưng đối với chính cây đại xuân, thì nó chỉ sống được có một mùa
mà thôi, sống rất yểu vậy!
Thế thì căn cứ vào sự dài ngắn của thời gian không thể được xem là thọ hay
yểu. Chẳng qua như vật lớn ở chỗ lớn, vật nhỏ ở chỗ nhỏ. Vậy, thọ, yểu
cũng như lớn, nhỏ chỉ là một danh từ đối đãi, tự nó không có nghĩa gì là
thật cả, thật một cách tuyệt đối. Không nhìn ra ngoài, mà chỉ nhìn vào