thật là người đã đạt đến cõi tiêu diêu tuyệt đối(tự do tuyệt đối). Là vì họ
không phải luôn luôn" không còn thấy có mình"(vô kỷ) nữa. Chỉ có bực"
chí nhơn vô kỷ, thần nhơn vô công, thánh nhơn vô danh" mới thật là kẻ đã
đạt đến cái trạng thái huyền đồng một cách vĩnh viễn mà không còn phải
chờ đợi một điều kiện gì khác.
***
Làm cách nào để đạt đến trạng thái huyền hóa? Phải biết " thuận theo cái
chánh của Trời Đất, nương theo cái biến của lục khí mà lại qua trong cõi vô
cùng."
Nghĩa là gì thế? Trời Đất là nói về Âm Dương. Âm Dương cọ sát nhau,
tranh đấu nhau, nhưng khi được cái Chánh của nó, tức là Đạo, thì nó sẽ
được điều hòa. Đạo, tức là cái Chánh của Trời Đất, đứng trên Âm Dương,
và bao giờ cũng có cái phận sự điều chỉnh lại những gì thái quá do sự tranh
chấp của cặp mâu thuẫn ấy gây nên, và không cho cái nào lẫn cái nào cả.
Thuận theo cái Chánh của Trời Đất được rồi, thì tha hồ" nương theo cái
biến của lục khí" nghĩa là biết " dĩ bất biến"(Đạo) để mà " ứng vạn biến"
trong cuộc" vạn hóa" của Trời Đất. Cái Chánh(Đạo) ấy nơi ta, nhà Phật gọi
là tánh, Lão tử gọi là Tố và ở đây gọi là Tánh Tự nhiên.
Quách Tượng giải nghĩa câu nấy nói:" Trời Đất lấy vạn vật làm cái thế, còn
vạn vật lấy cái tự nhiên(tức là Đạo) làm cái chánh. Không làm mà vẫn được
tự nhiên, mới gọi là Tự Nhiên. Tức như chim Bằng, bay cao là sở năng của
nó; chim cưu, bay thấp là sở năng của nó; tai nấm mai, sống trong một buổi
mai, là sở năng của nó; cây đại xuân, sống dài dằng dặc, là sở năng của nó.
Bấy nhiêu cái đó, đều là " sở năng" của tự nhiên, không phải" sở năng" của
sự làm của mình; không làm mà tự nhiên được cái sở năng ấy, đó gọi là
Chánh. Bởi vậy, " thuận theo cái Chánh của Trời Đất", tức là thuận theo cái
Tánh tự nhiên(Đạo) của vạn vật, thì đâu phải cần chờ đợi cái gì nữa mà
huyền hóa với tạo vật. Được như thế, mới gọi là người chí đức, tức là người
đã được tiêu diêu trong sự huyền đồng của Đây và Đó. Nếu còn nhờ (cái gì
ở ngoài) nữa, rồi sau mới được tiêu diêu, tức như Liệt tử tuy" cỡi gió mà đi
một cách êm ái dịu dàng" nhưng còn phải đợi có gió mới bay đi được, thì
Đức chưa hoàn toàn. Huống chi là chim Bằng. Duy, cùng với vạn vật hỗn