NAM HOA KINH - Trang 89

Tự mà xem, thì đầu mối của nhân nghĩa, đường nẻo của thị phi rối loạn
lung tung, ta làm sao biết đâu mà phân biện.
Khiết Khuyết nói: ông không biết lợi hại, còn bậc chí nhân cũng không biết
lợi hại nữa hay sao?
Vương Nghê nói: chí nhân là bậc thần: chầm lớn cháy, không thể làm cho
đó nóng, sông Hà sông Hán đặc mà không thể làm cho đó lạnh; sét đánh vỡ
núi; gió dậy biển cả cũng không làm cho đó sợ. Người như thế thì theo hơi
mây, cỡi mặt trời mặt trăng mà rong chơi ngoài bốn biển, chết sống còn
không làm cho người họ điên đảo phương chi là mối lợi hại?
G. Cù Thước tử[lxxiii], vấn hồ Trường Ngô tử viết:
Ngô văn chư[lxxiv] phu tử thánh nhân bất tùng sự ư vụ, bất tựu lợi, bất vi
hại, bất hỉ cầu, bất duyên đạo[lxxv], vô vị hữu vị[lxxvi], hữu vị vô
vị[lxxvii] nhi du hồ trần cấu chi ngoại[lxxviii]. Phu tử[lxxix] dĩ vị mạn
lãng[lxxx] chi ngôn, nhi ngã dĩ vi diệu đạo chi hạnh[lxxxi] dã. Ngô tử dĩ vi
hề nhược?
Trường Ngô tử viết:
Thị Hoàng đế chi sở thinh uỷnh dã, nhi Khưu[lxxxii] dã hà túc dĩ tri chi.
Thả nhữ diệc đại tảo kế, kiến noãn nhi cầu thời dạ[lxxxiii], kiến đàn nhi cầu
hiêu chích. Dư thường vị nhữ võng ngôn chi, nhữ dĩ võng thính chi.
Hề[lxxxiv] bàng[lxxxv] nhật nguyệt, hiệp vũ trụ, vi kỳ thần hợp[lxxxvi] trí
kỳ hoạt hôn[lxxxvii] dĩ lệ tương tôn[lxxxviii]. Chúng nhân dịch
dịch[lxxxix], thánh nhân ngu xuân[xc] tham vạn tuế nhi nhất thành
thuần[xci].
DỊCH NGHĨA:
G. Cù Thước hỏi Trường Ngô:
Tôi nghe nơi ông rằng thánh nhân không bận đến việc đời; không tìm lợi;
không lánh hại; không tha thiết đến việc gì; cũng không quấn quít với Đạo;
có nói (mà như) không có nói; không nói mà như đã nói; tha hồ rong chơi
ngoài bụi bặm (của cuộc đời). Thầy tôi cho đó là lời nói vu vơ, còn tôi, thì
lại cho đó là cái hạnh của kẻ đã nhập diện nơi Đạo rồi vậy. í ông như thế
nào?
Trường Ngô nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.