xôn xang mọi người. Một cô gái xinh đẹp nhất miền Nam, Tây học, con
nhà danh gia vọng tộc cộng thêm là một người Ki tô giáo. Bấy nhiêu thứ
đụng vào những sắc thái truyền thống, cổ truyền đã gắn bó với Huế từ cả
mấy trăm năm nay. Huế cổ kính, Huế lãng mạn, Huế trầm mặc, Huế khép
kín, Huế đẹp, Huế thơ. Huế có tất cả, trừ một làn gió mới. Chuyện đó đã
xảy ra. Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam
mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng
cửa hoàng cung, vào Cấm Thành. Và do tình yêu gắn liền với định mệnh,
một định mệnh không khỏi có trớ trêu, vào buổi sáng mùa xuân đó, cả một
cuộc đời mới đã mở ra. Bỗng chốc cô trở thành Hoàng Hậu của cả nước.
Từ nay, không còn ai nhắc đến cái tên Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan
nữa. Cô là Nam Phương Hoàng Hậu. Lòng chắc đầy cảm xúc suốt hành
trình từ trong Nam ra Huế, chen lẫn lo âu và sung sướng, trong niềm hân
hoan không gì tả xiết, mỉm cười chấp nhận những gì sắp tới xảy ra cho
mình, trong cảm thức mình là người độc nhất có cái vinh dự làm Hoàng
Hậu cả nước. Và trong phẩm phục áo mầu vàng, một ân huệ đặc biệt mà
vua đã dành cho nàng, đầu nàng đội mũ có kết trân châu bảo ngọc, đi hia
mũi nhọn, tay cầm hốt ngà tiến vào hoàng cung. Từ bên ngoài nhà khách
trú của hoàng cung, cô đã bước lên xe hơi để đi vào Cấm Thành, qua cửa
Hiển Nhơn mà hai bên có những người lính hầu, chân quấn xà cạp, đứng
nghiêm chỉnh như những tượng gỗ. Buổi lễ đã được diễn ra từ điện Cần
Chánh. Hãy nghe Hoàng Thượng kể lại: "J ai en effet, décidé d élever ma
femme à la dignité d impériatrice dès notre mariage, alors que jusque-là ce
titre n était attribué qu à la reine-mère, après le décès de l empereur.
Revêtue de la longue et ample robe de Cour, chaussée de costumes à la
pointe retounée, coiffée d!une sorte de bonnet enrichi de pierreries, pour la
première fois dans l histoire de l Annam, une femme s avance seule, saluée
par toute la Cour. Toujours seule, elle pénètre dans la grande salle òu je l
attends, assis sur un trône bas" (trang 64). Vâng, bây giờ, chung quanh đầy
bá quan văn võ, Bà vẫn "seule" và cả đời bà sau này cũng "toujours seule".
Trong suốt hơn 10 năm sống ở Huế, Bà vẫn seule như thế giữa đám thị nữ,
quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt miền, tiếng nói, tôn giáo,