chồng hơn. Dư luận thời đó đồn thổi có nhiều con trai các công thần sợ
phải lấy mấy công chúa hoặc vì quá lớn tuổi, hoặc xấu không hợp nhãn
đành đánh bài ba chân bốn cẳng chốn mất dạng. Triều đình không biết làm
thế nào đành phá lệ tuyển bổ xuống hàng quan lại thường. Nào đã xong,
còn xem tuổi tác công chúa có hợp không đã. Rồi cho tên tất cả những ứng
viên đó vào trong hộp sắt, lắc đều, công chúa bắt trúng tên ai thì nguời đó
đuợc làm phò mã. Công chúa chỉ biết mặt lúc đám cưới nên cũng tìm đủ
cách để xem mặt phò mã tương lai là ai. Cũng nhiều cảnh cuời ra nước mắt.
Thủ tục cưới hỏi cũng nhiêu khê phiền toái lắm, vất vả lắm. Từ lễ nạp thai
đến vấn danh, rồi nạp trưng, nạp cát, sau đến lễ thân nghinh và hiệp cẩn,
công chúa và phò mã ăn chung một miếng thịt một con vật, rồi uống rượu.
Mọi chuyện xong thì mỗi phò mã được thưởng 3 nghìn lạng bạc để mua
nhà ở, gọi là phủ, cộng với 3 vạn lạng để sắm sửa quần áo, đồ dùng và đồ
trang sức v.v.. Ngoài ra, phò mã còn có 50 người hầu, có một đội trưởng do
triều đình ứng trả chi phí lương bổng. Ôi trùng trùng điệp hết lễ này đến lễ
kia. Cưới xong cũng trầy da, chóc vẩy. Cũng nên nhớ, chỉ có vua là có cung
phi cung nữ, bao nhiêu cũng được. Còn phò mã thì không được quyền có
vợ hai, chỉ trừ khi công chúa không có con.
(5) Nhân đây, có đọc được một bài báo khá lý thú, đề cập đến đến chuyện
du xuân đặc biệt của vua Đồng Khánh. Bài báo còn lý thú hơn nữa là tác
giả Phan Thuận An, tự nhận là "nhà nghiên cứu Huế". Gọi là nghiên cứu
chứ thật ra ông đã dịch và chép nguyên con một bài của Cosserat, trong
BAVH, Huế từ trang 301 đến trang 306, có nhan đề là "Les Fêtes du Tết en
1886 à Hue. Promenade du roi". Trong đó, Cosserat chép lại bài tường
thuật của phóng viên báo Figaro, lúc đó cũng có mặt ở Huế. Thật ra chả
nên làm thế để làm gì. Nội dung bài báo lại tỏ ra không nắm vững cho lắm.
Từ lúc thay thế vua Hàm Nghi, Đồng Khánh chỉ là thứ bù nhìn dễ sai bảo
của người Pháp. Vì thế tướng Prudhomme, lúc đó đang ở Huế đã yêu cầu
nhà vua phải xuất hiện ngoài hoàng cung để cho dân chúng biết là vua
không bị quản thúc. Mục đích của Prudhomme chỉ có vậy. Và đơn giản chỉ
có vậy.
Sau 40 năm tưởng nhớ Hoàng Hậu