NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 13

Gia Long. Ông được cử ra làm trấn thủ Sơn Nam hạ ( tức tỉnh Nam Định ). Làm
quan tới đời vua Minh mạng thứ 13, và được thăng Thự Tả quân Đô thống phủ
Chương phủ sự. Khi ông tạ thế, vua Minh Mạng phong Lương năng bá. Con trai
của ông Nguyễn Văn Hiểu là Nguyễn Văn Túc, có vợ là công chua Chương Gia.
Ông Túc được phong Phò mã Đô úy.

Thế kỷ 19-20, đất Gò Công đã nảy sinh ra những nhân vật học giỏi, giữ nhiều
chức vụ cao và nổi danh. Như ông Lê Quang Liêm tự Bẩy Liêm hay Phủ Liêm.
Ông Nguyễn Minh Chiếu, người gốc Gò Công, cũng là người nổi danh. Tiếp sau
là Luật sư Vương Quang Nhường, nhà văn Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn
Trung làm tới chức Đốc phủ sứ. Ngoài giờ làm công chức, cụ Hồ Biểu Chánh
còn viết tiểu thuyết, làm thơ và làm báo. Cụ Hồ Biểu Chánh để lại 44 tác phẩm
truyện dài, truyện ngắn rất giá trị. Hiện nay các nhà làm phim đang lấy những
tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, như Nợ đời, Trọn nghĩa vẹn tình... để làm các
phim truyện.
Về tôn giáo có Giám mục Nguyễn Bá Tòng, là vị giám mục tiên khởi của hàng
giáo phẩm Việt Nam. Giám mục Nguyễn Bá Tòng cũng là vị giám mục đạo đức
và lỗi lạc của giáo hội Công giáo Việt Nam 1932 - 1949.

Những vị mà chúng tôi nhắc đến trên đều là giới nam. Còn giới nữ, gốc Gò
Công cũng nổi danh, mà lại nổi danh tột đỉnh triều đình nhà Nguyễn là bà Phạm
Thị Hằng, con gái ông Phạm Đăng Hưng đã trở thành nàng dâu nhà Nguyễn tức
là bà Từ Dụ, được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, vợ của vua Thiệu Trị,
là mẹ vua Tự Đức. Và bà thứ hai là Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái ông Nguyễn
Hữu Hào, làm vợ vua Bảo Đại, được phong Nam Phương Hoàng hậu.

Hai bà Hoàng hậu triều Nguyễn gốc Gò Công đều được người đời tôn kính là
bậc mẫu nghi vì đạo đức, tài giỏi và thương dân, thương nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.