- Nhỡ rõ lắm chứ ạ, vì cháu đã viết thư nặc danh vu cáo lão ta.
- Thực chất của việc ấy như thế nào, hở cháu?
- Nê-sa-ép làm quen với ba cháu trong lúc đi săn và sau đó hai người
thường rủ nhau săn bắn. Nhưng năm 1937, ba cháu nhận thấy có một bận
Nê-sa-ép tỏ thái độ nghi ngờ ba cháu. Sợ rằng lão đã nhận được tài liệu về
hoạt động của chúng ta, nên ba cháu quyết tìm cách hãm hại lão. Ba cháu
bịa đặt câu chuyện, còn cháu thì viết thành thư nặc danh và gửi lên cơ quan
Chính trị Nhà nước
2
cấp trên. Trong thư đó, cháu tố cáo Nê-sa-ép rằng lão
thường hay vào rừng không phải để đi săn mà cốt để gặp một tên gián điệp
Nhật hoạt động trong khu ấy và trao cho tên này những bản tin mật. Người
ta tin vào bức thư nặc danh. Thế là Nê-sa-ép bị bắt, còn số phận về sau của
lão ra sao thì ba cháu và cháu không hề biết tí gì nữa.
- Thế mà người ta không tin vào tính di truyền! Cháu quả thật có trí
nhớ di truyền của cha. Mà đối với con nhà tình báo chúng ta thì trí nhớ tốt là
một vũ khí lợi hại nhất. Cháu nói với bác rằng, đã từng giúp ba dịch những
bản mật lệnh bằng mật mã và viết những bản báo cáo bằng mật mã. Hôm
qua, bác xem lại hồ sơ lưu trữ và tình cờ tìm thấy một mảnh giấy có ích. Nó
đây. Có thể nó sẽ nhắc cháu nhớ tới một việc gì đó.
Béc-gôn trao cho Hen-rích một mẩu giấy nhỏ đã ngả màu vàng, trên đó
chỉ ghi độc ba dòng chữ số chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm bốn chữ.
Trong khi Hen-rích mải chăm chú xem xét những con số, Béc-gôn
điềm nhiên hút thuốc, chốc chốc lại liếc nhìn bộ mặt suy nghĩ của người
khách. Lão đại tá chắc mẩm đây là bài tính rất "hóc", chỉ có kẻ nào đã từng
lâu năm lăn lộn với những con số này mới hòng giải nổi.
Yên lặng kéo dài. Và Béc-gôn bắt đầu hối hận là đã bày ra phương