mi mà chính thống chế Đe-nút. E-véc thật không ngờ tới cuộc gặp gỡ thú vị
đó. Đe-nút là thầy học cũ của lão, hơn nữa lại gần như là một người cùng chí
hướng với lão. Thật thế, Đe-nút không la ó trên mặt báo như người học trò
dại dột của y, nhưng trong buổi tâm sự riêng với E-véc trước ngày cuộc
chiến tranh Đức -Xô bùng nổ, y đã thổ lộ ra rằng y hoàn toàn giữ vững quan
điểm của mình và không tin vào khả năng nuốt chửng nước Nga nhất là
trong trường hợp phải chiến đấu trên hai mặt trận. Vì vậy E-véc vô cùng hân
hoan khi thấy vóc dáng quen thuộc của Thống chế hiện ra trên ngưỡng cửa
Văn phòng sư đoàn trưởng. Và sau giây phút chào hỏi ngắn ngủi theo nghi
thức niềm hân hoan đó càng tăng thêm. Đe-nút nói bằng một giọng giản dị
đầy tình thân thiết:
- Tôi đến làm việc với chú một ngày thôi, những hôm khác còn phải
nghỉ. Vậy chú chớ giở trò duyệt binh kiểm tra ra để làm mệt xác tôi nhé.
- Thưa Thống chế, tôi rất sung sướng được tạo mọi điều kiện để ngài
nghĩ yên, nếu vị khách quý kiêm thầy học của tôi vui lòng nghỉ tại biệt thự
của tôi!- E-véc đặt tay lên ngực và cúi chào.
- Sẵn sàng nhận lời mời, nhưng tôi không thích ở một mình. Mong rằng
bên ấy có đủ chỗ cho hai chúng ta.
- Nếu cả năm phòng trên tầng gác hai mà hợp ý Thống chế thì...
- Tôi chỉ cần hai phòng là đủ. Ây là cốt để chú ở cạnh tôi đấy. Khi tuổi
già người ta mới cảm thấy đặc biệt thấm thìa nỗi cô đơn. Có thể miễn bọn
lính hầu đi được đấy...
Giọng nói của Đe-nút nghe đã khàn, yếu, dù bề ngoài trông y vẫn mạnh
khỏe, rắn rỏi. E-véc xin phép gọi ô-tô nhưng Đe-nút lắc đầu:
- Thôi, thôi, nếu biệt thự của chú ở gần đây thì tôi thấy cứ cuốc bộ đến