Tất cả tư tưởng của E-véc đều dồn về phương Đông, nơi sẽ quyết định
vận mệnh của nước Đức, còn lão thì phải ngồi lại ở hậu phương và điều
khiển cuộc "chiến tranh chống bọn giặc cỏ", mà trong đó hầu như không
thấy được thất bại của kẻ địch, nhưng có thể đếm đúng được những thất bại
hàng ngày của mình. Và những thất bại đó ngày càng trầm trọng hơn.
Những ngày mới tiến hành vây bắt Pôn, không khí trong vùng đóng quân
của sư đoàn bỗng trở nên yên tĩnh: không một tiếng súng nổ. Hình như
không khí yên tĩnh đó không bao giờ bị phá rối. Khó mà tin được là quân du
kích sẽ có thể mở đường vượt qua những cứ điểm của các đơn vị s.s đã mọc
lên chi chít khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhưng sự im lặng tạm thòi đó kéo dài
chẳng được mấy ngày. Đến đêm thứ ba thì du kích đã tỉa mất mười sáu lính
và bốn sĩ quan. Rồi cách một ngày sau họ lại ngang nhiên phục kích đoàn xe
chạy về công xưởng ngầm. Từ đó trở đi du kích ngày càng ráo riết hoạt
động, và E-véc cứ phải cắm cổ ký vào các bản báo cáo về những cuộc tập
kích xảy ra trong vùng đóng quân của sư đoàn. Tất nhiên tình hình này
khiến cho tư lệnh quân đoàn chú ý. E-véc cần phải tỏ cho họ thấy mình
đúng. Trong một bản báo cáo lão nhận định thẳng thừng rằng những vụ
hoành hành của du kích không phải do sự thiếu sót của lão, mà do tình hình
trên mặt trận phía Đông gây nên. Thật vậy, giờ đây E-véc mới lấy làm ân
hận là mình trót dại mồm dại miệng như thế, nên suốt buổi chiều hôm ấy cái
cảm giác bất mãn với bản thân mình luôn luôn ám ảnh lão. Sang ngày hôm
sau cảm giác đó lại nặng nề hơn, vì Bộ tham mưu quân đoàn gửi công văn
xuống cho biết rằng có thể vị đại diện của bộ tư lệnh tối cao sẽ đến Xanh
Rê-mi.
Giá lúc khác thì E-véc đã ra lệnh cho sĩ quan các đơn vị chuẩn bị đón
tiếp quan trên thật long trọng. Nhưng lần này lão chỉ cau mày nhét công văn
vào đáy ngăn kéo bàn giấy đến nỗi chẳng thèm đưa cho tham mưu trưởng và
sĩ quan bí thư xem nữa.
Nhưng không phải vị đại diện thường của đại bản doanh đến Xanh Rê-