"Thế thì ai có thể nộp cho Bộ tư lệnh Xô-viết bản kế hoạch tác chiến?
Kẻ nào?"
MỘT PHEN HÚ VÍA Ở PỐT-GÔ
Ban tham mưu quân du kích nhận được tin một toán lính Đức do một sĩ
quan cầm đầu đã đến làng Pốt-gô cùng lúc với lệnh từ "Địa cầu" chuyển đến
bằng điện đài: Tìm mọi cách ngăn cản không cho quân Đức tung các lực
lượng mới ra thay thế các đơn vị bị tiêu diệt trong thời gian mở cuộc hành
binh đại bại, cố gắng dò biết cho bằng được những kê hoạch của Bộ tư lệnh
Đức và bắt kỳ được "tài liệu sống" bằng bất cứ cách nào.
Liên lạc viên lượm tin về toán quân Đức cả quyết rằng xe ô- tô từ làng
Tuốc-na-vi-nô, địa điểm của Bộ tham mưu quân đoàn, chạy ra. Do đó, người
ta phỏng đoán rằng tên trung úy chỉ huy toán quân là sĩ quan trong Bộ tham
mưu. Thật vừa vặn đúng lúc, gã này là "tập tài liệu sống" tốt nhất. Vì còn ai
biết nhiều về kế hoạch hành binh của bộ tư lệnh Đức bằng một sĩ quan tham
mưu?
Quyết định là sẽ tung ra hai đại đội nhằm bao vây làng Pốt-gô tiêu diệt
toán quân và bắt sống kỳ được tên sĩ quan làm tù binh.
Các liên lạc viên ở các làng khác cũng báo tin rằng, hôm qua, một chiếc
xe con và một xe vận tải bọc sắt đã tới làng, rằng tên sĩ quan tập hợp cảnh
sát lại và huấn thị. Như vậy, rõ ràng là bọn Đức đang chuẩn bị cuộc càn quét
lớn vào khu du kích. Bắt sống tên sĩ quan Đức là một việc cần thiết nhất cử
lưỡng tiện.
Ngoài hai đại đội lĩnh nhiệm vụ tấn công, quân Đức ở Pốt-gô còn định
dùng các đội tiểu liên để phong tỏa con đường từ Pôt- đô đến Tuôc-na-vi-nô,
nhất là con đường đến Ma-ri-a-nốp-ca bởi vì ở đó có một đồn binh khá
mạnh không những gồm bọn cảnh sát mà còn gồm cả lính Đức nữa. Các
toán xạ thủ tiểu liên này có nhiệm vụ hai mặt: một là, phải chặn các đơn vị