NẠN DỊCH VACCINE - Trang 33

33

này chưa bao giờ được kiểm chứng lâm sàng với loại bệnh cúm gia cầm đã được tiếp thị.
Bởi vì cúm gia cầm gia cầm chưa bao giờ lây từ người qua người, cho nên cái thứ thuốc
dùng cho loại cúm này không thể kiểm nghiệm được do CÁI BỆNH NÓ MUỐN TRỊ
KHÔNG HỀ CÓ THỰC.

Tại thời điểm đó tôi hơi nghi ngờ. Rồi sau thời điểm này tôi quan sát coi kế hoạch cho đại
dịch được triển khai tại nhiều quốc gia như thế nào, coi "tính sẵn sàng ứng phó đại dịch"
được hình thành và khởi động ra sao. Kết quả của sự thổi phồng (hype) căn bệnh cúm gia
cầm này là, nhiều hợp đồng giữa các quốc gia và các hãng dược đã được ký kết để đảm bảo
NGUỒN CUNG CẤP VACCINE phòng ngừa cho đại dịch trong tương lai. Tiếp đó các
hãng dược bắt đầu thiết lập thêm dòng vaccine cúm hỗ trợ phòng đại dịch. Vì loại vaccine
hỗ trợ này dùng một số chất xúc tác có bằng sáng chế độc quyền, nên chỉ có rất ít hãng
dược nắm độc quyền chế ra loại vaccine này. Do đó, loại vaccine độc quyền này được bán
ra thị trường với giá cao hơn nhiều lần những vaccine thông thường vốn được chế ra dễ
dàng tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới mà không cần bằng sáng chế. Dường như
tiêu chí của loại vaccine mới có bằng sáng chế độc quyền này không phải là để tối ưu hóa
nhu cầu của y tế công, mà CHỦ YẾU LÀ DO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. Dầu vậy
loại vaccine này phải cần đáp ứng tiêu chí khoa học.

Nguồn cung cấp vaccine cho đại dịch ở cấp độ quốc gia được ký kết tại nhiều nước, bao
gồm cả nội dung quy định quốc gia nào mua vaccine thì quốc gia đó tự chịu trách nhiệm về
phản ứng phụ của vaccine (một điều khoản có lợi ngoài sức tưởng tượng dành cho phe bán
vaccine - KT). Những cam kết về hợp đồng mua bán và tiếp thị vaccine được tiến hành
ngay sau khi WHO công bố đại dịch cúm trên toàn cầu. Vì vậy, WHO là người bóp cò
súng để tiến hành kế hoạch sẵn sàng ứng phó đại dịch, rồi cái tình trạng báo động này do
WHO tạo ra đã mang lại doanh thu lớn cho những hãng chế tạo vaccine và thuốc chống
virus. Hợp đồng mua bán vaccine ký giữa các nước với các hãng dược được giữ bí mật bởi
phía hãng dược đòi hỏi như vậy. Chỉ có một vài bản hợp đồng được tiết lộ ra công chúng
từ những người tố cáo (whistleblower).

Do đó, WHO với quyết định công bố đại dịch, đóng vai trò chủ chốt trong vụ này. Bằng
việc công bố đại dịch, WHO đã quyết định luôn ngân sách chi tiêu để mua vaccine cho các
quốc gia trên toàn thế giới, với tổng số tiền khoảng 18 tỷ đô la Mỹ theo giới phân tích. Đây
là số tiền rất lớn mà đáng ra cần được dùng để giải quyết các vấn đề y tế khác. Mỗi ngày
trên toàn thế giới có 26 ngàn trẻ em phải chết vì những bệnh có thể phòng ngừa hay vì suy
dinh dưỡng. Đây là điều chúng ta cần lưu tâm khi chi tiêu ngân sách cho y tế.

Ngày 11/06/2009, WHO nâng mức báo động đại dịch từ cấp 5 lên cấp 6 và tuyên bố đại
dịch cúm toàn cầu. (đây chính là thời điểm khắp nơi trên toàn thế giới người dân được
khuyên đeo khẩu trang khi ra đường - KT). Và như vậy các hợp đồng mua bán vaccine

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.