Tòng về tới. Nàng thấy Thanh Tòng thì châu mày rồi dần dà đứng lại, có ý
lóng tai nghe thử coi vua phân đoán lẽ nào.
Quân dắt Thanh Tòng đến qùy trước điện. Vua phát nộ, quở trách
Thanh Tòng sao cả gan dám giết một vị trụ quốc công thần, không kể mạng
vua, không tuân phép nước. Vua khoát nạt một hồi rồi truyền lịnh cho hộ vệ
quân dẫn Thanh Tòng ra ngoài thành mà chém.
Hộ vệ quân rút đao áp lại bắt Thanh Tòng mà dẫn đi. Lệ Bích dòm
thấy thì biến sắc; chừng quân dẫn Thanh Tòng đi ngang qua trước mặt, thì
nàng té xỉu, hai thể nữ phụ đỡ nàng rồi để ngồi dựa cửa cho nàng nghỉ.
Quan Binh bộ Thượng thơ Lê Thọ Vực chạy theo kêu hộ vệ quân mà
nói rằng: ''Quân bây đừng có tháo thứ. Thánh thượng nóng giận ngài phán
như vậy đó thôi. Bây đem ra cửa thành rồi chờ ta tâu đi tâu lại một đôi lời
đã chớ đùng có hạ sát. Nếu bây bất tuân lịnh ta thì ta chém đầu hết thảy''.
Binh bộ Thượng thơ dặn như vậy rồi, ông bèn trở vô qùy mà tâu với vua
rằng: ''Muôn tâu bệ hạ, luật của triều đình lập ra thì để mà chế trị muôn dân.
Ai phạm luật thì phải thọ tội theo luật. Thanh Tòng giết quan đại thần, theo
luật thì phải chém đầu mà đền tội. Nhưng mà kẻ hạ thần xem trong buổi
nầy người Trung Quốc đương chống gươm mà ngó, hầm hầm muốn nuốt
nước ta; dân Chiêm Thành chưa chịu qui hàng, nghe tin đã xâm lăng bờ
cõi. Thanh Tòng tuy nhỏ tuổi nhưng thiệt là đệ nhứt anh hùng. Cái tài nầy
là tài hữu dụng của nước nhà; nếu Thánh thượng gia hình, thì uổng mất một
trang hào kiệt. Ngửa mong Thánh thượng vì giang san xã tắc mà rộng suy
xét lại, dầu cho Thánh thượng có chém Thanh Tòng đi nữa, thì quan Thái
úy cũng đã mất rồi''.
Vua nghe tâu thì châu mày, còn đương bàng hoàng thì quan Tả Tướng
quốc quỳ mà tâu rằng: ''Muôn tâu Thánh thượng lời tâu của quan Binh bộ
thiệt rất phải. Quan Thái úy là một đứng đại anh hùng trong nước, Thanh
Tòng nó thắng được, thì tài của nó là tài hữu dụng có ngày. Người ta
thường nói gà già nuôi tốn thóc, phụng con quí nhờ lông. Lão phu đây là