ngồi xem, nhưng chỉ nhìn các đôi môi thôi sẽ thấy sự khác biệt đến chừng
nào của mỗi đôi môi.
— Cháu cũng đã từng nhìn như, ở buổi hòa nhạc, bác Bolaz ạ.
— Nhưng mà đấy là cháu mới chỉ nhìn các đường nét đôi môi thôi. Cần
phải nhìn cả màu sắc, và nhìn cả các bóng đổ của nó nữa. Lúc bấy giờ, da
mặt của họ màu gì nữa, bác đã thấy tất cả. Mỗi một màu sắc, đường nét,
hoặc bóng đổ tuyệt vời đều in trong trí nhớ bác, bác ngẩn ngơ, hồi hộp về
những điều mà thế giới không nhìn thấy ấy. Bác cũng đã nghĩ ra một khuôn
mặt lý tưởng. Bác đã tưởng tượng nhiều, và đã vẽ nhưng vì miếng bánh
kiếm sống nên bác lại mang chúng đi bán. Rồi sau đó, bác không thể vẽ
được gì khác nữa ngoài các bức chân dung. Nhưng không phải vẽ nghệ
thuật mà là vẽ như truyền thần vậy... để kiếm sống!
Ông lắc đầu. Điếu xì gà tắt ngấm trên tay ông.
Trobo chăm chú nghe như nuốt từng lời, chàng cố tìm xem ý ông già nói
gì để học tập.
Cuối cùng ông già ngẩng đầu lên và đưa mắt nhìn hai bức tranh rồi lại
nhìn sang Trobo.
— Cả hai bức tranh này đều chưa tốt. Nào, không phải vội vứt đi đâu.
Bác nói đây là lời nói của một người bạn lớn tuổi chứ không phải là của
một nhà phê bình. Tư tưởng chủ đề của cháu rất đẹp, nhưng cách thể hiện
ra còn tồi. Nếu bức tranh này mà cháu đề tên là đọc kinh thánh thì không
đúng. Đây chưa phải là kinh thánh. Có thể tên nó chỉ là “Thầy giáo Pêter”
chẳng hạn. Hơn nữa cháu sử dụng cây đèn dầu ở đây cũng không hay rồi.
Bóng đậm nhạt giữa sáng và tối ở cây đèn dầu sẽ có ranh giới rõ rệt vì thế
cháu không làm nổi được chủ đề tư tưởng đâu. Nếu là bác, bác sẽ vẽ buổi
đọc kinh vào ban ngày, ánh sáng xuyên qua cửa sổ. Phía trên đầu họ, ánh
sáng càng cao sẽ càng sáng hơn, và bức tranh sẽ có tên là: “Ngày chủ nhật
lễ phục sinh”. Còn kinh thánh sẽ được thể hiện vào những mảng khối, vào
cái bàn chẳng hạn. Sau nữa những khuôn mặt ở đây đều thành kính tôn
nghiêm cả ư, cả đứa trẻ này ư? cháu hãy biết nét mặt của một đứa trẻ,