thiếu thốn tương tác bình thường đã làm lũ trẻ phát triển một loại hỗn ngữ
kỳ lạ. Khi lớn lên, bọn trẻ đã phải đối mặt với tình trạng thiểu năng trong
học tập, những vết sẹo của sự thiếu thốn thời thơ ấu.
Tom, John và Victoria không nhớ nhiều về thời gian ở Rumani. Ngược
lại, một người nhớ rõ những trại trẻ mồ côi này là Tiến sĩ Charles Nelson,
Giáo sư Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Boston. Lần đầu tiên ông thăm các trại
trẻ này là vào năm 1999. Những gì ông thấy thật kinh hoàng. Trẻ nhỏ được
giữ trong nôi, mà không có bất cứ kích thích cảm giác nào. Chỉ có một
người chăm sóc cho mười lăm đứa trẻ, và những người chăm sóc này đã
được hướng dẫn rằng không nên bế những đứa trẻ này lên hay bày tỏ tình
cảm với chúng dưới bất cứ hình thức nào, ngay cả khi chúng đang khóc —
họ e ngại những thương cảm như vậy sẽ làm lũ trẻ muốn nhiều hơn, điều
mà họ không thể đáp ứng với đội ngũ nhân viên hạn chế. Trong hoàn cảnh
đó, mọi thứ được tổ chức một cách chặt chẽ nhất có thể. Trẻ em phải xếp
hàng trước bô nhựa để đi vệ sinh. Tất cả lũ trẻ đều có kiểu cắt tóc như nhau,
bất kể giới tính. Chúng mặc giống như nhau, ăn như đã định. Mọi thứ đã
được cơ giới hóa.
Những tiếng kêu khóc dần trôi vào thinh không làm lũ trẻ sớm học được
sự vô nghĩa của những giọt nước mắt. Các em không được dựa dẫm và
không được chơi cùng. Mặc dù chúng được chu cấp những nhu cầu cơ bản
(ăn, tắm rửa và mặc quần áo), trẻ sơ sinh bị tước đi quyền chăm sóc tinh
thần, hỗ trợ, và bất cứ sự khích lệ nào. Kết quả là chúng phát triển “sự thân
thiện bừa bãi.” Nelson giải thích rằng khi anh ta bước vào một căn phòng và
anh được bao quanh bởi những đứa trẻ nhỏ mà anh chưa bao giờ thấy - và
chúng như muốn nhảy vào vòng tay anh và ngồi trong lòng anh hay nắm lấy
tay anh rồi cả đi cùng anh. Hành vi bừa bãi này thoáng nhìn tưởng chừng
như là hành động ngọt ngào, nhưng đó thực chất là một cách đối phó của