tăm bông hoặc bị đâm bằng kim tiêm. Câu hỏi thực nghiệm của chúng tôi là:
não của bạn sẽ quan tâm nhiều như thế nào khi thấy một thành viên của
ngoại nhóm bị tổn thương?
Chúng tôi nhận thấy sự biến thiên đơn lẻ rõ ràng, nhưng ở mức trung
bình, não bộ của mọi người cho thấy một phản ứng cảm thông lớn hơn khi
họ nhìn thấy một người nào đó trong nội nhóm của họ bị đau, và ít phản ứng
hơn khi đó là thành viên của những ngoại nhóm khác. Kết quả này hết sức
đáng chú ý vì đó chỉ là một từ đơn thuần được gắn lên tay: nó đóng vai trò
rất nhỏ trong việc xác định thành viên nhóm.
Một sự phân loại đơn giản như vậy là đủ để thay đổi phản ứng tỉnh táo
của não bộ đối với việc người khác bị đau. Bây giờ, ai đó có thể liên tưởng
đến sự chia rẽ của các tôn giáo, nhưng có một điểm sâu sắc hơn cần lưu ý ở
đây: trong nghiên cứu của chúng tôi, những người vô thần thậm chí còn
phản ứng mạnh hơn với sự đau đớn của bàn tay dán nhãn vô thần,” và ít
phản ứng đồng cảm với các nhãn ghi khác. Vì vậy, kết quả về cơ bản là
không liên quan đến tôn giáo - đó là về việc bạn đang thuộc về nhóm nào.
Chúng ta thấy rằng mọi người có thể cảm thấy sự đồng cảm ít hơn đối
với các thành viên của một ngoại nhóm. Nhưng để hiểu điều gì đó giống
như bạo lực hoặc diệt chủng, chúng ta vẫn cần đi thêm một bước xa hơn, là
quá trình phi nhân tính hóa.
Lasana Harris của Đại học Leiden ở Hà Lan đã tiến hành một loạt các
thử nghiệm giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này. Harris đang tìm kiếm
những thay đổi trong mạng lưới xã hội của não, đặc biệt là vùng mPFC.
Vùng này bị kích hoạt khi chúng ta tương tác với người khác, hoặc suy nghĩ
về những người khác - nhưng nó không kích hoạt khi chúng ta tương tác
với các vật thể vô tri vô giác, như một cốc cà phê.