động đáng yêu kiểu con trẻ, nhưng mọi thứ khá rõ ràng là iCub không phải là
người có cảm thức. Nó được điều các dòng mã điều hành, chứ không phải là
những ý nghĩ. Và tuy chúng ta vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi về phát triển
AI, nhưng một câu hỏi cổ điển và sâu sắc trong triết học cần được nghiền
ngẫm: liệu các dòng mã máy tính có thể nghĩ? Trong khi iCub có thể nói “quả
bóng đỏ,” liệu nó có thực sự trải nghiệm màu đỏ hay khái niệm về hình tròn?
Liệu có phải máy tính chỉ làm việc đúng theo những gì chúng được lập trình
để làm, hay chúng thực sự có trải nghiệm bên trong?
LIỆU MÁY TÍNH CÓ THỂ SUY NGHĨ ?
Liệu có thể lập trình một máy tính để nó có nhận thức, một trí tuệ? Vào
những năm 1980, triết gia John Searle đã đưa ra một thử nghiệm tưởng tượng
đi đúng vào trọng tâm câu hỏi này. Ông gọi đó là Luận đề Căn phòng tiếng
Trung.
Thử nghiệm đó như sau: tôi bị khóa trong một căn phòng. Các câu hỏi được
gửi cho tôi thông qua một khe nhỏ - và những thông điệp này chỉ được viết
bằng tiếng Trung. Tôi không biết tiếng Trung. Tôi không hiểu gì về nội dung
viết trên những mảnh giấy này. Tuy nhiên, trong căn phòng này tôi có một thư
viện sách, và chúng chứa các hướng dẫn từng bước cho tôi biết chính xác phải
làm gì với những ký hiệu này. Tôi nhìn vào những ký hiệu, và làm theo các
bước trong cuốn sách, chúng cho tôi biết những ký hiệu tiếng Trung để chép
thành lời hồi đáp. Tôi viết chúng lên giấy và đưa nó ra bên ngoài.
Khi người biết nói tiếng Trung nhận được tin nhắn trả lời của tôi, nó có ý
nghĩa với cô ấy. Dường như bất cứ ai ở trong phòng cũng đều trả lời các câu
hỏi của cô một cách hoàn hảo, và có vẻ như người trong phòng phải hiểu tiếng
Trung thì mới làm được điều đó. Thực ra không phải vậy, tất nhiên, vì tôi chỉ
làm theo một bộ hướng dẫn, và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Với đủ thời
gian và một bộ hướng dẫn đủ lớn, tôi có thể trả lời hầu hết các câu hỏi đặt ra