Nho lâm ngoại sử (chữ Hán:
儒林外史, bính âm: Rú lín wài shǐ) hay
còn gọi là Chuyện làng Nho là tiểu thuyết chương hồi của Ngô Kính Tử
thời nhà Thanh, toàn thư gồm 56 hồi (theo Lỗ Tấn thì hồi cuối cùng không
phải do Ngô Kính Tử sáng tác), miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết
là nhà Nho, nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công
danh thời nhà Thanh.
Trong Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử đã miêu tả rất nhiều nhà Nho,
tốt có, xấu có, nhưng chung quy có thể làm 4 loại:
• Loại bị phú quý công danh đầu độc đến ngu muội hèn hạ. Tiêu biểu
cho hạng nhà Nho này là Chu Tiến và Phạm Tiến.
• Loại hãnh tiến vì phú quý công danh, bị công danh làm tha hoá cả
tâm hồn. Tiêu biểu là các nhân vật Khuông Siếu Nhân, Mã Tuần Thượng,
Cù Dật Phu… và đặc biệt là bọn quan lại như Thái thú Nam Xương Vương
Huệ.
• Loại ngoài miệng thì lên án phú quý công danh nhưng thâm tâm thì
đầy rẫy những ham muốn hèn hạ. Tiêu biểu là Dương Chấp Trung, Quyền
Vật Dụng, Ngưu Ngọc Phổ…
• Loại trong sạch, không màng phú quý công danh, cự tuyệt con
đường làm quan, làm giàu mà tiêu biểu là Vương Miện, Đỗ Thiếu Khanh,
Kinh Nguyên, Thẩm Quỳnh Chi…
- Khổng Ất Kỷ: nhân vật chính trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn
“Lỗ Tấn”, là một người học vấn kém cỏi, kiến thức hạn hẹp nhưng lại rất
thích làm ra vẻ ta đây, khoe khoang bản lĩnh với người khác. Do muốn
khoe khoang học vấn uyên bác của mình, nên rất hay hỏi người khác: “Chữ
回 (Hồi) có 4 cách viết, bạn đã biết chưa?” Sự thật là trong các bộ tự thư
phổ thông, chữ “
回” chỉ được biết đến với 3 cách viết. Dĩ nhiên, Khổng Ất